Thứ Hai, 10 tháng 2, 2020

Không phải quát tháo hay đòn roi khi phạt con hư, bố mẹ hãy làm theo các chiến lược đơn giản mà hiệu quả sau đây

Không phải quát tháo hay đòn roi khi phạt con hư, bố mẹ hãy làm theo các chiến lược đơn giản mà hiệu quả sau đây

Kỷ luật một đứa trẻ không phải là sự trừng phạt mà đó chỉ đơn giản là cách cha mẹ đang cải thiện hành vi của con, để lớn lên con trở thành một người lớn ổn định về tâm lý và xã hội.

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng con hư thì phải phạt mới nên người. Điều này là hoàn toàn đúng trên cương vị làm cha mẹ. 
Tuy nhiên, dưới góc độ của các bác sĩ nhi khoa, kỷ luật một đứa trẻ không phải là sự trừng phạt mà đó chỉ đơn giản là cách cha mẹ đang cải thiện hành vi của con, để lớn lên con trở thành một người lớn ổn định về tâm lý và xã hội .
Và không thể áp dụng hình thức kỷ luật của một đứa trẻ 2 tuổi cho một bé 5 tuổi, bố mẹ phải phụ thuộc vào lứa tuổi cũng như tâm lý của con để đưa ra những chiến lược đơn giản và hiệu quả.
Dưới đây là lời khuyên các bác sĩ nhi khoa dành cho bố mẹ để dạy con về kỷ luật.
1. Trẻ từ 1 đến 2 tuổi
Không phải quát tháo hay đòn roi khi phạt con hư, bố mẹ hãy làm theo các chiến lược đơn giản mà hiệu quả sau đây - Ảnh 1.
Ở độ tuổi chập chững biết đi, con thường thích khám phá thế giới theo cách riêng của mình. Vì vậy, bố mẹ hãy để con được tự do tìm hiểu mọi thứ, chỉ cần đảm bảo con được an toàn, không gây hại cho bản thân và người khác là đủ.
Đồng thời, ở độ tuổi này, con cũng chưa thể hiểu được những cụm từ như "hết giờ chơi rồi" hay sự giải thích dài dòng của bố mẹ. 
Con cũng rất sợ bị bố mẹ la mắng hay bỏ rơi. Cách tốt nhất bố mẹ có thể làm là nếu con đang ở khu vực nguy hiểm thì bế con đến nơi an toàn và trả lời rõ ràng, ngắn gọn với con rằng "Không. Ấm nước sôi rất nóng".
Hoặc bố mẹ sẽ thu hút sự chú ý của con qua một cảnh vật hoặc một đối tượng khác. Nhưng điều cần nhất là đừng bao giờ để con có cảm giác không được yêu thương, không được bảo vệ.
2. Trẻ 2 đến 3 tuổi
Không phải quát tháo hay đòn roi khi phạt con hư, bố mẹ hãy làm theo các chiến lược đơn giản mà hiệu quả sau đây - Ảnh 2.
Khi được 2 - 3 tuổi, con đã biết tự chủ và tự khẳng định mình bằng sự khủng hoảng tuổi lên 2, lên 3. 
Điều này thường được dẫn chứng bằng sự thất vọng và cơn giận dữ kéo dài. Song, cho dù rất bực mình với con thì bố mẹ cũng không nên mặc kệ con vì cho rằng con sẽ tự kiểm soát được cảm xúc của mình hay nóng nảy mà đánh con.
Thay vào đó, hãy ôm con vào lòng, nhẹ nhàng dạy con nói về cảm xúc của mình một cách bình tĩnh và rõ ràng. Và nếu có thể, bố mẹ hãy hướng dẫn con cách xử lý nếu gặp tình huống tương tự.
3. Trẻ từ 3 đến 5 tuổi
Không phải quát tháo hay đòn roi khi phạt con hư, bố mẹ hãy làm theo các chiến lược đơn giản mà hiệu quả sau đây - Ảnh 3.
Từ 3 -5 tuổi là thời điểm con đang học mẫu giáo, con đã biết tuân thủ các quy tắc, biết phán đoán và hành xử đẹp. 
Nhưng nói như thế không có nghĩa là con sẽ hiểu những bài rao giảng của bố mẹ khi con phạm lỗi. Sự đe dọa của bố mẹ chỉ dạy cho con biết rằng các quy tắc không có ý nghĩa gì vì bố mẹ nói thôi chứ không có thực hiện.
Do đó, để kỷ luật con trong độ tuổi này, bố mẹ cần thiết lập và nhất quán thực thi các quy tắc trong gia đình. 
Đồng thời, hãy dạy con những hành vi thích hợp để ứng xử trong từng tình huống. Nếu con mất kiểm soát, hãy cho con ngồi "chiếc ghế hư" nhưng chỉ tối đa là 5 phút.

Song, điều quan trọng nhất vẫn là bố mẹ phải chỉ bảo cho con biết về hậu quả của những hành động của con gây ra. Đồng thời hãy khen ngợi mỗi khi con biết cư xử đẹp.

Bên cạnh IQ, đây là yếu tố cha mẹ cần nuôi dưỡng để quyết định thành công của con trong tương lai









Bên cạnh IQ, đây là yếu tố cha mẹ cần nuôi dưỡng để quyết định thành công của con trong tương lai

Chuyên gia tâm lý đã chỉ ra trí tuệ cảm xúc chiếm tới 80% sự thành công của mỗi người. Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho con, hãy tham khảo ngay 5 bí quyết này nhé!





Điểm số cao, sự nổi trội trong học tập , thậm chí cả những giải thưởng danh giá không phải là chỉ số chính xác để quyết định thành công của một người.
“Không có công thức hay quy luật nào để thành công trong cuộc sống. 
Nhưng phần lớn những cá nhân xuất sắc nhất thường dành nhiều thời gian của họ cho việc sáng tạo, đổi mới và học cách tư duy vượt qua những giới hạn”, Movido nhấn mạnh.
Theo Movido, trí tuệ cảm xúc được chia thành 5 yếu tố, đó là: hiểu bản thân, kiểm soát bản thân, động lực cá nhân, lòng thấu cảm và kỹ năng xã hội. 
Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho con? Dưới đây là 5 cách mà Movido gợi ý cho các bậc phụ huynh.
1. Giúp con hiểu về cảm xúc của mình
Cấp độ đầu tiên của trí tuệ cảm xúc chính là sự hiểu biết về bản thân, bao gồm cả việc nhận thức về cảm xúc. 
Trẻ em thường sẽ rất khó để diễn tả những cảm xúc mà chúng đang trải qua. Điều này dẫn đến những cơn giận giữ bất ngờ khi chúng cảm thấy bị kìm nén quá sức.
Bên cạnh IQ, đây là yếu tố cha mẹ cần nuôi dưỡng để quyết định thành công của con trong tương lai - Ảnh 1.
Là cha mẹ, bạn cần nhẹ nhàng và thấu hiểu. Thay vì bắt con phải thế này, phải thế kia, hãy để trẻ được cởi mở nói về cảm xúc của mình. 
Điều quan trọng bạn nên làm là khiến con cảm thấy an toàn và tin tưởng. Hãy luôn dạy con rằng chúng không thể lựa chọn được cảm xúc của mình, nhưng chính trẻ là người quyết định sẽ làm gì với thứ cảm xúc ấy.
2. Không giới hạn cảm xúc
Bản chất của trẻ em là bốc đồng và thường không kiểm soát được cảm xúc. 
Tuy nhiên, cha mẹ đừng giới hạn cảm xúc của trẻ, chỉ can thiệp kịp thời khi thấy con cư xử không đúng mực hoặc khi con trở nên bạo lực với chính mình và người khác.
Bên cạnh IQ, đây là yếu tố cha mẹ cần nuôi dưỡng để quyết định thành công của con trong tương lai - Ảnh 2.
(Ảnh minh họa)
Theo Movido, phương pháp “đèn giao thông” sẽ rất hữu ích trong những tình huống này. Đầu tiên bạn nhắc con dừng lại, giống như khi nhìn thấy đèn đỏ.
Tiếp đến là đèn vàng, hãy yêu cầu con nghĩ tới các giải pháp, nên làm gì và không nên làm gì. Cuối cùng là đèn xanh, cha mẹ cần hướng dẫn con chọn ra giải pháp tốt nhất.
3. Công nhận sự cố gắng của con
Yếu tố thứ ba của trí tuệ cảm xúc là tạo động lực cho bản thân. Việc công nhận những nỗ lực hơn thay vì kết quả đạt được rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của trẻ. 
Cha mẹ hãy luôn nhắc nhở con rằng sự kiên trì và chăm chỉ để đạt được mục tiêu có ý nghĩa nhiều hơn chính thành tích của con.
Bên cạnh IQ, đây là yếu tố cha mẹ cần nuôi dưỡng để quyết định thành công của con trong tương lai - Ảnh 3.

4. Dạy con sự đồng cảm
Theo Movido, trẻ em từ 2 tuổi đã có thể biết đồng cảm, mặc dù chúng có thể không hoàn toàn hiểu điều đó. 
Chẳng hạn, khi trẻ nhìn thấy bạn mình khóc, chúng cũng sẽ khóc theo vì cảm nhận được những gì bạn đang trải qua. 
Tuy nhiên, khi lớn lên, chúng nhận ra rằng những gì gây ra nỗi đau cho người khác có thể không khiến chúng cảm thấy buồn. Đây là chính là tầm quan trọng của việc cha mẹ nên dạy con sự đồng cảm.
Khi con kể về một việc xảy ra với ai đó trong trường, hãy hỏi xem nếu con là họ, con sẽ thấy như thế nào. 
Học cách thiết lập liên hệ với người khác thông qua lời nói và cử chỉ sẽ giúp trẻ trở thành người tử tế, ân cần, biết quan tâm và suy nghĩ về việc làm của mình.
Bên cạnh IQ, đây là yếu tố cha mẹ cần nuôi dưỡng để quyết định thành công của con trong tương lai - Ảnh 4.
5. Khuyến khích con trò chuyện và xây dựng các mối quan hệ
Yếu tố cuối cùng của trí tuệ cảm xúc là quản lý các mối quan hệ. Ở nhà, cha mẹ nên thường xuyên giao tiếp, trò chuyện cởi mở với con để dạy chúng cách kết nối, trao đổi thông tin cũng như có ý thức tôn trọng người khác. 
Đây là cách đơn giản mà hiệu quả giúp nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho con.
Bởi khi được tiếp xúc với nhiều ý kiến, quan điểm, trẻ sẽ trở nên linh hoạt hơn trong suy nghĩ. Từ đó, chúng dễ dàng chấp nhận và khoan dung hơn với người khác cũng như với chính bản thân mình.