Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Câu chuyện về người đàn ông đi làm xa

Có một cặp đôi trẻ mới cưới nhau sống trong một trang trại nhỏ. Vì người đàn ông rất nghèo và chẳng có nhiều thứ để cho vợ, nên anh nghĩ đến việc sẽ đi xa để kiếm một công việc tốt đẹp hơn.
Anh nói với vợ: "Chẳng biết anh sẽ đi bao lâu, nhưng anh chỉ yêu cầu 1 điều duy nhất: Hãy đợi anh. Hãy chung thủy với anh vì anh sẽ chung thủy với em".
Rồi người đàn ông lên đường. Anh ta cứ đi mãi cho đến khi tìm thấy một người nông dân đang cần giúp. Anh ta ngỏ ý xin việc và được nhận vào làm. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu công việc, người đàn ông đã đưa ra vài điều kiện.
"Hãy cho tôi làm việc cho ông bao lâu tùy thích, nhưng khi tôi nghĩ đã đến lúc về nhà thì ông phải cho tôi đi. Tôi không muốn nhận ngay lương, tôi muốn ông giữ nó hộ cho tôi đến ngày tôi rời đi. Ngày đó, hãy đưa tiền cho tôi và tôi sẽ lên đường."
Nói rồi, người đàn ông đã làm việc liên tục trong 20 năm mà không nghỉ ngơi. Cuối cùng, sau 20 năm, ông ta đến gặp người chủ và nói: "Ông chủ, đã đến lúc tôi về nhà rồi, hãy đưa tiền cho tôi".
Người chủ đáp lại: "Được rồi. Tuy nhiên trước khi anh đi, tôi muốn cho anh lựa chọn. Hoặc tôi sẽ đưa cho anh toàn bộ số tiền công, hoặc tôi sẽ cho anh 3 lời khuyên. Chỉ được nhận 1 trong 2 thứ này. Cứ về phòng và suy nghĩ đi".
Người đàn ông suy nghĩ trong 2 ngày rồi đi gặp người chủ: "Tôi muốn xin 3 lời khuyên". Người chủ nhắc lại: "Nếu muốn nhận 3 lời khuyên của tôi, anh sẽ không được nhận số tiền công kia đâu".
Thế nhưng, người đàn ông vẫn kiên quyết với lựa chọn của mình.
Sau đó, người đàn ông đã nhận được 3 lời khuyên, đó là: Thứ nhất, đừng bao giờ đi đường tắt. Những con đường ngắn hơn và lạ lẫm có thể sẽ khiến anh mất mạng.
Thứ 2, đừng quá tò mò, vì sự tò mò có thể gây ra những tai họa khôn lường.
Thứ 3, đừng bao giờ đưa ra quyết định trong lúc nóng giận, vì khi đã bình tâm lại, anh có hối hận thì cũng đã quá muộn.
Sau đó, ông chủ đưa cho người đàn ông 3 ổ bánh mỳ lớn để lên đường kèm theo lời dặn dò: "Hai ổ bánh mỳ là để anh ăn dọc đường, còn ổ thứ 3 là để ăn với người vợ ở nhà nhé".
Vậy là cuối cùng, sau 20 năm làm việc vất vả, người đàn ông vui mừng vì đã đến lúc được trở về với người vợ yêu dấu.
Ngày đầu tiên, ông ta gặp một người đàn ông chào mình và hỏi: "Anh đang đi đâu đấy?"
Ông ta đáp lại: "Đến 1 nơi xa, cách đây khoảng 20 ngày nếu tôi đi con đường này".
"Thế thì xa quá. Tôi biết 1 con đường tắt rất an toàn mà anh chỉ đi mất có 5 ngày thôi".
Người đàn ông bắt đầu chọn con đường tắt như được gợi ý, rồi nhớ đến lời khuyên đầu tiên và quay lại. Sau này, ông ta phát hiện ra con đường kia sẽ dẫn đến một toán cướp mai phục.
Vài ngày nữa lại trôi qua, ông tìm thấy một căn nhà nhỏ bên đường, nơi có thể nghỉ ngơi. Ông đã hỏi chủ nhà xem có thể ngủ lại 1 đêm không và nhận được sự đồng ý.
Trong đêm, ông nghe thấy 1 tiếng hét đáng sợ. Nhổm dậy, đi ra xem có chuyện gì, người đàn ông định mở cửa nhưng lại nhớ đến lời khuyên thứ 2 nên lại thôi và quay trở lại giường ngủ.
Sáng hôm sau, sau khi ăn sáng, người chủ nhà hỏi người đàn ông có nghe thấy tiếng hét không và nhận được câu trả lời là có.
"Anh không tò mò chuyện gì đã xảy ra sao?", người chủ nhà thắc mắc. Người đàn ông đáp lại: "Không, không hề". 
Rồi người chủ mới giải thích: "Anh là người khách đầu tiên ở lại qua đêm và còn sống sót để rời làng này. Hàng xóm của tôi là 1 gã điên. Vào ban đêm hắn thường la hét ầm ĩ để thu hút sự chú ý. Khi các vị khách đi ra, hắn sẽ giết họ và chôn xác ở trong vườn".
Người đàn ông tiếp tục lên đường. Sau nhiều ngày đi bộ, ông ta đã mệt rã rời, nhưng cuối cùng ông ta đã nhìn thấy nhà mình.
Đang là buổi tối. Ông ta nhìn thấy ánh sáng hắt ra từ cửa sổ và thấy bóng vợ mình. Nhưng ông ta cũng thấy rằng không chỉ có vợ mình. Ông ta tới gần hơn và thấy còn một người đàn ông khác nữa được vợ ông âu yếm vuốt tóc.
Ngay lập tức, trái tim ông như sôi lên với nỗi cay đắng và sự hận thù. Ông định ập vào để đối chất và giết chết đôi nhân tình. Tuy nhiên, ông hít 1 hơi thật sâu vì nhớ tới lời khuyên thứ 3. Ông dừng lại, ngẫm nghĩ, tìm một bụi cây để ngủ lại rồi hôm sau sẽ đưa ra quyết định.
Sáng hôm sau, khi đã bình tĩnh, người đàn ông tự nhủ: "Mình sẽ không giết vợ và tình nhân của cô ta. Mình sẽ quay lại làm việc cho ông chủ. Nhưng trước đó, mình muốn nói cho vợ biết rằng mình đã luôn chung thủy với cô ấy".
Nghĩ rồi, người đàn ông đi tới cửa chính và gõ nhẹ. Khi người vợ ra mở cửa và nhận ra chồng mình, bà khóc và ôm chặt lấy ông nhưng bị ông cố đẩy ra xa.
Rồi ông nói trong nước mắt: "Tôi đã chung thủy với bà, còn bà thì phản bội tôi". Người vợ rất sốc với lời buộc tội này và hỏi lại: "Tôi đã phản bội ông thế nào chứ? Tôi chưa từng phản bội ông. Tôi đã kiên nhẫn chờ ông trong 20 năm".
"Vậy còn người đàn ông được bà vuốt ve ngày hôm qua thì sao?", ông hỏi lại vợ.
"Đó là con trai của chúng ta. Khi ông đi, tôi phát hiện mình đã mang thai. Hôm nay, thằng bé tròn 20 tuổi".
Nghe thấy như thế, người đàn ông đã xin lỗi vợ. Ông gặp và ôm lấy con trai mình. Sau đó, ông kể cho họ những chuyện mình chứng kiến khi đi làm xa. Trong lúc đó, vợ ông chuẩn bị cà phê để cùng ăn với ổ bánh mỳ cuối cùng được ông chủ của chồng gửi tặng.
Lúc bỏ chiếc bánh mỳ ra, bỗng ông phát hiện ra một bọc tiền lớn ở bên trong và rất ngạc nhiên. Khi đếm, ông thấy nó còn nhiều hơn toàn bộ số tiền công trong 20 năm làm lụng của mình.
Và 4 bài học được rút ra
Câu chuyện này có thể có thật, cũng có thể là chuyện hư cấu. Thế nhưng, đạo lý của nó thì không "hư cấu" một chút nào.
Mấy ai trong chúng ta có thể làm được như người đàn ông này?
Khi buộc phải chọn giữa những lời khuyên và số tiền phải vất vả làm lụng trong 20 năm, mấy ai dám chọn lời khuyên và bỏ qua số tiền đó?
Khi đối mặt với một sự việc gây kích thích, mấy ai có thể kìm lại sự tò mò đang trỗi dậy trong lòng mình?
Khi chứng kiến một sự phản bội ngay trước mắt, mấy ai đủ lý trí để dừng lại, bình tĩnh suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định?
Ban đầu, tưởng như người đàn ông đã thật dại dột khi không chọn những đồng tiền đáng ra mình được hưởng. Nhưng hóa ra, Thượng đế yêu cầu ở ông sự HY SINH là để cho ông cơ hội NHẬN LẠI được nhiều hơn, thế nên, bài học thứ nhất là đừng sợ hy sinh.
Có những người vì không thắng nổi sự tò mò mà tự gây ra rắc rối cho bản thân. Bài học thứ 3 là đừng tò mò chuyện của người khác mà hãy chuyên tâm vào việc của mình.Có những người chỉ thích đi tắt đón đầu để mong thành công sớm hơn người khác mà bất chấp rủi ro, rồi phải chịu cái giá đắt gấp ngàn lần. Bài học thứ 2 là phải hết sức thận trọng.
Lại cũng có vô số những con người đã vội vàng đưa ra quyết định trong cơn kích động vì sự ghen tuông hay tức giận, rồi gây ra những thảm họa khôn lường. Bài học thứ 4: Những gì bạn thấy chưa chắc đã là những gì bạn nghĩ.
Theo Elite Readers

Hãy tập cho con kỹ năng tự ra quyết định mọi thứ và cha mẹ sẽ bất ngờ bởi những thay đổi của trẻ trong tương lai

Hãy tập cho con kỹ năng tự ra quyết định mọi thứ và cha mẹ sẽ bất ngờ bởi những thay đổi của trẻ trong tương lai

Chuyên gia đã khẳng định rằng, các thói quen cha mẹ tạo ra cho con cái từ nhỏ chính là nền tảng cho đức tính sau này của con.

Cha mẹ thường hay có xu hướng quyết định thay con cái. Tuy nhiên, bằng cách này, chúng ta có thể vô tình tước đi những kỹ năng tự đưa ra quyết định - điều quan trọng mà trẻ cần có khi trở thành người lớn. 
Vậy với mỗi độ tuổi cha mẹ có thể rèn luyện con thế nào để bé dần học được kỹ năng này?
Theo Jim Taylor, Tiến sĩ của tờ Psychology Today, có một điều nhất định cha mẹ cần làm đó là để trẻ nhỏ tự ra quyết định. 
Tất nhiên, bạn không thể trao cho con trách nhiệm hoàn toàn trước một vấn đề quá hệ trọng nào đó. Tuy nhiên thay vì như vậy, cha mẹ có thể dần dạy bé cách đưa ra quyết định phức tạp hơn khi con lớn lên.
Cách tốt nhất để bắt đầu "luyện tập" cho các bé là không nên đưa ra quá nhiều lựa chọn.
Hãy giới hạn phạm vi chọn cho bé. Chẳng hạn, nếu bạn cho bé chọn bất kỳ thứ gì trong siêu thị. Sẽ xảy ra trường hợp bé bị thiếu quyết đoán do chọn thứ này lại tiếc thứ kia, hoặc ngược lại: bé muốn mọi thứ. 
Vì thế, hãy đưa cho bé 2 hoặc 3 lựa chọn trong các lần quyết định, ví dụ như: "Con thích bim bim, táo hay sữa chua nào?". Sau đó yêu cầu bé suy nghĩ rồi quyết định chọn 1 thứ con thích nhất (hoặc 2 thứ tùy vào bạn muốn luyện tập bé).
Hãy tập cho con kỹ năng tự ra quyết định mọi thứ và cha mẹ sẽ bất ngờ bởi những thay đổi của trẻ trong tương lai - Ảnh 1.
Hãy đưa cho bé lựa chọn giữa 2 hoặc 3 thứ, tránh lựa chọn quá nhiều khi trẻ còn nhỏ, đây chính là bước khởi đầu cho khả năng tự quyết định của con. (Ảnh minh họa)
Khi con bạn bắt đầu trưởng thành hơn, bạn có thể đa dạng hóa các lựa chọn. Hơn nữa, cha mẹ có thể "nâng tầm quan trọng" của các sự việc cần lựa chọn, chẳng hạn như chọn lựa giữa một sự kiện con muốn tham gia, hay chọn thời gian để ngủ.
Sau đó, khi con đã tự ra quyết định của mình, hãy hướng dẫn bé nhìn nhận và hiểu ra đằng sau mỗi quyết định của con sẽ ảnh hưởng tới bé như thế nào. 
Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, bé nên biết rằng tự bé sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn, những lần tới con cần cân nhắc hơn. Làm như vậy, con sẽ dần học được cách đưa ra quyết định một cách độc lập.
6 lợi ích to lớn khi cha mẹ dạy bé kỹ năng tự đưa ra quyết định
1. Ngăn chặn cơn giận dữ của con
Hầu hết, một đứa bé nổi cơn thịnh nộ khi chúng cảm thấy mình bị tước đi "quyền kiểm soát". 
Đương nhiên, tất cả mọi người đều mong muốn có quyền kiểm soát. Không chỉ với người lớn mà con trẻ cũng cảm thấy cần "quyền kiểm soát" như vậy.
Bé có thể khóc toáng lên vì bữa sáng, nhưng không phải vì bạn đựng đồ ăn vào một cái khay khác với "khay yêu thích" của con, mà sâu xa hơn, hãy nhìn vào gốc rễ vấn đề, đó là bé không cảm thấy mình đủ "quyền lực".
Hãy tập cho con kỹ năng tự ra quyết định mọi thứ và cha mẹ sẽ bất ngờ bởi những thay đổi của trẻ trong tương lai - Ảnh 2.
Để bé có thể tự quyết định những vấn đề của mình, dù nhỏ bé cũng khiến trẻ cảm thấy được tôn trọng hơn. (Ảnh minh họa)
Vì vậy, để cho bé con nhà bạn có được cảm giác "quyền lực" và "quyền kiểm soát". Đó là chìa khóa để ngăn chặn cơn giận dữ của bé dưới sự kiểm soát khéo léo của bạn. 
Hãy nhớ rằng, bạn có nhiều thực quyền hơn nếu bé con cảm thấy mình được lắng nghe, được quyền quyết định, có quyền kiểm soát. 
Với câu chuyện chiếc bát, đơn giản là hãy trao đổi với bé về việc con muốn dùng bát nào, hoặc chọn một chiếc bát khác thay thế vì chiếc bát yêu thích còn đang "ngái ngủ" hoặc muốn nghỉ ngơi một ngày chẳng hạn!
2. Giúp bé hình thành tự tôn, bớt mặc cảm tự ti.
Tự mình đưa ra quyết định là chìa khóa để tăng sự tự tin của bé. Việc tự mình đưa ra quyết định này mang lại hai cái lợi. 
Một là bé cảm thấy vui thích với việc mình được chọn lựa. Hai là thỏa mãn sự tự tin của bản thân, từ đó thúc đẩy tích cực cho bé kỹ năng đưa ra quyết định khi lớn lên.
3. Giúp con ý thức về giá trị của bản thân
Một trong những điều trọng tâm của việc nuôi dạy con cái mà hầu hết các bậc cha mẹ bỏ qua đó là giúp bé ý thức giá trị của chính bản thân mình. 
Trẻ em thực sự sáng tạo hơn người lớn. Những ý tưởng và đóng góp từ bé con nhà bạn cũng có giá trị như một người lớn và nên được xem trọng.
Hãy đảm bảo rằng những đứa trẻ nhà bạn hiểu rằng, cha mẹ đánh giá cao những gì các con đóng góp và khi trưởng thành đủ để nhận thức được rằng mình có thể đóng góp bao nhiêu giá trị cho gia đình.
Luôn chú ý đánh giá cao sự tham gia của con trẻ, những lựa chọn thường ngày dù đơn giản hay có vẻ tầm thường nhưng đều cần thiết để nâng cao lòng tự trọng và tự nhận ra giá trị của mình.
4. Hãy để con được chịu trách nhiệm
Cuộc sống được tạo thành từ những quyết định chúng ta đưa ra. Và điều đó chỉ thực sự có ý nghĩa khi cha mẹ chuẩn bị cho con bước vào đời bằng cách giúp con tự đưa ra quyết định.
Từ từ kết hợp các lựa chọn nhỏ trong thói quen hàng ngày của trẻ giúp bé đóng vai trò tích cực trong việc đưa ra quyết định. 
Hơn nữa, con bạn cũng sẽ dần được tiếp nhận, hiểu để xử lý cả quyết định và kết quả của chúng (dù tốt hay xấu).
5. Nuôi dưỡng và thúc đẩy năng lực sáng tạo của trẻ
Việc cha mẹ quyết định tất cả mọi thứ gần như tước mất cơ hội để trẻ giải phóng sự sáng tạo của bé, đồng thời không nuôi dưỡng khả năng tư duy trừu tượng của trẻ em.
Trên thực tế, hầu hết người lớn thường có suy nghĩ cố định và không có sự sáng tạo như trẻ em. 
Dù sao, hãy luôn nhớ, vai trò của chúng ta là nuôi dưỡng tư duy sáng tạo của trẻ thay vì "tắt" ngấm sự sáng tạo đó thông qua lộ trình nuôi dạy con của mình.
Dạy kỹ năng ra quyết định phù hợp với lứa tuổi của mình, chẳng hạn như hỏi bé muốn vẽ gì, thay vì yêu cầu bé vẽ theo mẫu hoặc theo sự hướng dẫn.
Hãy tập cho con kỹ năng tự ra quyết định mọi thứ và cha mẹ sẽ bất ngờ bởi những thay đổi của trẻ trong tương lai - Ảnh 3.
Hãy kích thích khả năng sáng tạo trong con trẻ để bé thỏa sức phát huy những năng lực của mình. (Ảnh minh họa)
6. Để bé có cơ hội học cách giải quyết vấn đề
Ai cũng có lúc đưa ra những quyết định tồi tệ, và con bạn cũng không ngoại lệ. Đôi khi, quyết định của bé có thể dẫn đến một kết quả không mong muốn.
Điều đó không có gì là xấu hết, các mẹ à! Bé con của bạn sẽ nhìn thấy những gì xảy ra phản ánh qua quyết định sai lầm của chúng, từ đó giúp bé có khả năng đưa ra quyết định tốt hơn trong tương lai.
Chẳng hạn, nếu con bạn đi đôi giày yêu thích và nhảy xuống bùn, làm hỏng giày, bé sẽ nhớ những gì đã xảy ra và quyết định khác đi nếu gặp lại tình huống đó (đi đôi giày bền nhất và nghịch bùn).
Các bậc cha mẹ à, chúng ta hãy là những người bạn đồng hành, giúp những đứa trẻ phát triển và trở thành những người trưởng thành hiểu biết, quyết đoán và có trách nhiệm trong tương lai. 
Đưa cho con cơ hội để trải nghiệm, để sáng tạo, tăng cường sự tự tin và cảm thấy có trách nhiệm với bản thân mình sẽ cung cấp một nền tảng tuyệt vời cho bé phát triển các kỹ năng sống. 
Ngay cả những lựa chọn tầm thường cũng có thể tạo nên ảnh hưởng về lâu dài - tại sao không để con bạn tự quyết định những điều đơn giản đó ngay từ hôm nay?

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

Với những phương pháp này, bố mẹ không cần phải nói đến lần thứ 2, bé sẽ răm rắp nghe lời



Với những phương pháp này, bố mẹ không cần phải nói đến lần thứ 2, bé sẽ răm rắp nghe lời

Đừng bao giờ nhắc lại lần thứ 2 - vừa để bảo đảm sự thân mật, tôn trọng và bình đẳng giữa cha mẹ với bé, cũng là để cho trẻ thoải mái chuyển từ việc này sang việc khác, từ đó hình thành những thói quen tốt. Nhưng bạn cần phải nắm chắc 6 bước dưới đây.


Làm thế nào để trẻ ngừng tập trung sự chú ý vào việc mà chúng đang làm để làm một việc khác, ví dụ khi yêu cầu chúng ngừng việc chơi đồ chơi, xem tivi để đi làm bài tập hoặc đi ngủ, lúc nào trẻ cũng bỏ ngoài  tai điều mà chúng ta nói, bắt ta phải nhắc lại rất nhiều lần, quát nạt hay thậm chí là đe dọa.
Đối với trường hợp này cha mẹ nên xử lý như thế nào?
Chúng tôi đưa ra cho các phụ huynh một giải pháp: "Đừng bao giờ nhắc lại lần thứ 2", vừa để bảo đảm sự thân mật, tôn trọng và bình đẳng giữa cha mẹ với bé, cũng là để cho trẻ thoải mái chuyển từ việc này sang việc khác, từ đó hình thành những thói quen tốt.
Trước khi thực hiện phương pháp này cha mẹ cần hiểu được những vấn đề sau:
Với những phương pháp này, bố mẹ không cần phải nói đến lần thứ 2, bé sẽ răm rắp nghe lời - Ảnh 1.
1. Tại sao không nên nhắc đi nhắc lại như một mệnh lệnh?
Khi trẻ không có động thái gì với lời nói của mình, cha mẹ rất dễ to tiếng với trẻ, và không ngại ngần nhắc lại như một mệnh lệnh. 
Những lời nhắc nhở và việc lặp lại sẽ khiến cho trẻ hiểu rằng: Chúng không cần thiết phải làm việc mà bạn nói ngay từ lần đầu tiên nghe thấy.
Vì chúng biết rằng bạn sẽ luôn luôn nhắc lại rất nhiều lần, thậm chí bạn có nói đến lần thứ 4 trẻ vẫn chưa muốn làm, chỉ khi chúng nghe thấy sự kích động hay bực mình trong giọng nói của cha mẹ, trẻ mới bắt đầu có một chút quan tâm.
2. Khi nào không nên sử dụng phương pháp này?
Nếu trẻ đang ngồi trước các thiết bị điện tử như TV. Ipad,... với trường hợp này, đầu tiên bạn cần tìm cách tắt các thiết bị đó trước.
Khi thời gian quá gấp gáp và bạn cần phải ra ngoài gấp, nhưng vẫn cần sử dụng phương pháp này, hãy chắc chắn rằng bạn có đủ thời gian để thực hiện 6 bước (chúng tôi sẽ đề cập ở bên dưới)
3. Phương pháp này có thể sử dụng với lứa tuổi nào?
Từ khi trẻ 3 tuổi là cha mẹ đã có thể sử dụng phương pháp này, vì ở độ tuổi này trẻ đã có thể hình thành các thói quen, có thể hiểu được các yêu cầu của bạn, và cũng có sự tập trung đủ lâu để làm theo các hướng dẫn của bạn.
4. 6 bước giúp bạn không bao giờ phải nói đến lần thứ 2
6 bước này, mới đầu nhìn thấy có thể cha mẹ sẽ thấy hơi phiền phức, nhưng nếu đã thực hiện lâu dài, các bước có thể sẽ được rút ngắn lại, vì trẻ sẽ hợp tác với chúng ta càng ngày càng  nhanh. 
Thông thường, chỉ cần dùng 3 bước đầu tiên trẻ đã tự động hợp tác với chúng ta rồi.
Với những phương pháp này, bố mẹ không cần phải nói đến lần thứ 2, bé sẽ răm rắp nghe lời - Ảnh 2.
Bước 1:
Dừng việc mà bạn đang làm, đi đến chỗ của trẻ, đứng và nhìn chúng.
Có phải là bạn từng đứng trong nhà bếp, nói vọng ra cửa sổ nhắc nhở trẻ ăn ăn tối hoặc làm bài tập? Hay là đứng từ phòng này hướng sang phòng khác để hỏi chuyện với bé?
Nếu như trẻ không nhìn thấy bạn, thì có thể sẽ không chú ý đến. Nếu chúng ta không dừng công việc đang làm và đến chỗ của trẻ, chúng cũng sẽ chẳng coi lời nói của ta là điều gì to tát lắm.
Đứng cạnh trẻ và nhìn chúng, trẻ sẽ thấy được sự nghiêm túc và kiên định trong lời nói,  thể hiện rằng " điều này rất quan trọng"
Bước 2:
Chờ đợi, phải luôn chờ đến khi trẻ dừng lại công việc trong tay đề nhìn bạn.
Bước này để khiến cho trẻ tập trung nghe bạn nói.
Tình huống thường gặp là: trẻ đang vẽ tranh, đang viết thiệp, chúng ta nói vào lúc này, thường là trẻ không nghe thấy, hoặc là quên mất mẹ đã nói điều gì.
Nếu bạn chịu khó đứng lại, chờ trẻ ngẩng đầu và nhìn vào bạn, bạn sẽ thấy sự thay đổi rất lớn trong thái độ của trẻ.
Khi bạn chờ đợi trẻ dừng công việc đang làm lại, có thể dùng những biểu hiện thân mật khơi gợi cảm hứng từ trẻ, khiến trẻ có thể dễ dàng trao đổi qua ánh mắt với bạn.
Khi trẻ có những biểu hiện chú ý tích cực, chúng sẽ tự nguyện làm theo yêu cầu của bạn, vui vẻ nghe lời và hợp tác. Ví dụ:
"Trò ghép hình này có nhiều mảnh quá, con không định nghỉ ngơi một chút à?"
"Con xếp hình rất cẩn thận và đẹp mắt nữa" hay " Mới đó mà con đã đọc hết nửa quyển sách rồi cơ à?"
Không cần thiết phải gọi thẳng tên để trẻ chú ý đến bạn, thường khi người lớn muốn hoặc không cho trẻ làm gì, ta thường gọi tên, điều này khiến trẻ bỏ ngoài tai lời nói của bạn, không thể khiến chúng lập tức chú ý.
Bước 3
Nói ra yêu cầu của bạn, dùng từ ngữ đơn giản rõ ràng, và chỉ nói 1 lần.
Cần đưa ra yêu cầu một cách ngắn ngọn và dễ hiểu (đừng yêu cầu quá dài, sẽ khiến trẻ bị rối)
Khi trẻ quá tập trung vào công việc đang làm, đặc biệt là chuyển sự chú ý từ việc mà mình có hứng thú đến những công việc không thú vị chút nào, lúc này cần phải sử dụng phương pháp đếm ngược, điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, mà còn hạn chế những rắc rối và lo lắng.
Đối với những trẻ tính cách thiếu kiên nhẫn và bướng bỉnh, đầu tiên hãy cho bé 3 phút đếm ngước, sau đó là 2 phút và 1 phút.
Mỗi lần như vậy, trẻ sẽ biết rằng bước tiếp theo bạn sẽ làm gì, não của trẻ sẽ kích  thích cho chúng gấp rút hơn khi nghe thấy yêu cầu của mẹ. 
Thậm chí là khi chúng còn chưa nhận ra được, thì não đã quen với phản xạ để thực hiện yêu cầu rồi.
Khi bạn nói "thời gian đã hết", hoặc khi bạn đếm ngược, đứa trẻ chắc chắn sẽ phải làm theo yêu cầu của bạn, không cần biết bạn đưa ra yêu cầu gì.
Thông qua ba bước này, đại đa số trẻ sẽ hợp tác, nếu như chúng vẫn không nghe lời, ba bước tiếp theo đây sẽ giúp bạn khắc chế được những phản kháng đó của trẻ.
Với những phương pháp này, bố mẹ không cần phải nói đến lần thứ 2, bé sẽ răm rắp nghe lời - Ảnh 3.
Bước 4
Để trẻ tự nhắc lại yêu cầu mà bạn vừa nói một cách hoàn chỉnh bằng chính lời lẽ của chúng.
Khi trẻ nói ra chúng cần phải làm gì, não của chúng sẽ tự động vẽ ra bức tranh sinh động và rõ ràng về những việc đó, và chúng sẽ tự động thực hiện theo.
Khi bộ não thúc giục trẻ cần phải làm theo yêu cầu ngay, chúng sẽ có những phản xạ trong ý thức. Và khi bạn đưa ra yêu cầu, chúng sẽ hình thành phản xạ, cần phải làm theo những điều bạn nói.
Đừng để cho trẻ nhắc lại như một con vẹt, bởi vì chúng không biết rằng mình sẽ phải làm gì ngoại trừ việc nhắc lại.
Trẻ em phải dùng chính ngôn ngữ của mình thuật lại yêu cầu của cha mẹ, làm những gì, làm thế nào, điều này không những khiến chúng nhớ rõ mà còn hiểu rõ yêu cầu của bạn. Điều này hạn chế những mượn cớ hay bao biện của trẻ.
Thỉnh thoảng trong một vài trường hợp, trẻ vẫn cố ý không nghe lời, thì người lớn lại tiếp tục dùng bước thứ năm.
Bước 5
Đứng, chờ đợi. Nếu như đến bước thứ tư mà trẻ vẫn không chịu bắt đầu làm theo yêu cầu của bạn, hãy vui vẻ đứng chờ đợi chúng.
Chờ đợi luôn là phương pháp rất có hiệu lực; cho  trẻ thấy sự nghiêm túc của bạn.
Hãy cho rằng việc bạn đứng chờ đợi chúng là một sự đầu tư, sự đầu tư cho  một cuộc sống gia đình "hòa bình hơn, thoải mái hơn, vui vẻ hơn"
Để làm giảm áp lực của sự chờ đợi này, hãy chắc chắn rằng bạn đã làm xong hết các công việc nhà, điều này sẽ giúp bạn có đủ thời gian để làm hết 6 bước mà không bị vội vàng bởi những việc khác.
Một số lượng rất nhỏ trẻ vẫn không hợp tác sau bước thứ năm, vậy thì chúng ta cần đến bước... chốt hạ.
Với những phương pháp này, bố mẹ không cần phải nói đến lần thứ 2, bé sẽ răm rắp nghe lời - Ảnh 4.
Bước 6:
Khi bạn đứng chờ đợi trẻ, hãy tiến từng bước một về phía chúng, cho dù những bước nhỏ này không đáng kể, nhưng nó sẽ miêu tả một sự thúc giục với trẻ, và khiến cho chúng có cảm giác cần phải lắng nghe bạn.
Mỗi ngày hãy dành cho trẻ một chút khen ngợi, trẻ sẽ tích cực hợp tác với bạn với sự hứng thú, có thể dùng những câu như thế này:
"Con không to tiếng nữa rồi"
"Con không bỏ đi, vậy là rất tôn trọng người khác."
"Mẹ thấy con đã tìm được giày rồi"
Bạn thậm chí còn có thể khen ngợi chúng bằng cả những việc trước đó:
"Lúc mẹ gọi con, động tác của con đã nhanh hơn trước"
"Hôm nay khi mẹ gọi con không hề tỏ ra cáu giận"
Cũng có thể bạn nói những lời thật lòng hơn:
"Chắc chắn con rất muốn mẹ để cho con một mình, nhưng con đã không hét lên, và cũng không yêu cầu mẹ đi ra ngoài".
"Mẹ có thể nhìn thấy con rất khó chịu, vì đã đến giờ làm bài tập; nhưng con cũng không nói to, cũng không nói những lời vô lễ".
"Việc con ném đồ chơi vào giỏ cho thấy con rất tức giận, và con ném không đúng chỗ, mẹ biết con dùng cách này để cho thấy con đang bực mình, thật tốt khi con vẫn biết rằng mình cần phải nhặt lại đồ chơi vào chỗ cũ"
Kiên trì làm theo 6 bước này, cho đến khi trẻ chịu hợp tác với bạn. Chúng chắc chắn sẽ nghe theo, và dần dần sẽ thực hiện nhanh hơn.
Hãy chắc chắn với tôi rằng bạn đã nắm được 6 bước này?

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2019

Quy tắc đối nhân xử thế (bạn bè)

Đối nhân xử thế chưa bao giờ là điều dễ dàng nhưng 4 quy tắc ẩn sau đây có thể giúp bạn xây dựng mối quan hệ cá nhân tốt đẹp hơn.

Chúng ta đều hiểu rằng để tạo ra teamwork hiệu quả nâng cao năng suất lao động, phải có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. 
Để có mối quan hệ tốt, chúng ta phải có phương pháp giao tiếp hiệu quả. Sau đây là bốn quy tắc ẩn cực kỳ quan trọng khi xử lý các mối quan hệ cá nhân mà ai trong chúng ta cũng cần nắm vững.
Một là, có những chi phí bắt buộc phải bỏ ra
Không có bữa cơm nào trên đời là miễn phí, cũng như không có ai nguyện ý cho không ai cái gì. Các mối quan hệ xung quanh bạn sẽ không tự nhiên tốt đẹp hơn mà chúng cũng cần bạn trả những cái giá nhất định. 
Một trong những cách xây dựng và gắn kết quan hệ dễ dàng nhất chính là giao tiếp trên bàn ăn. Việc thường xuyên mời nhau đi ăn hoặc tổ chức nấu nướng, ăn uống tại nhà sẽ kéo gần mối quan hệ của hai hoặc nhiều người một cách nhanh chóng. 
Trong khi bạn thường xuyên được mời đi ăn mà không tỏ ý mời lại họ một bữa khác, người ta có thể đánh giá bạn là người không biết cách cư xử và mất dần thiện cảm. 
Chính vì vậy, khi xây dựng quan hệ, đừng tính toán hay không nỡ bỏ ra những chi phí cần thiết nhưng có thể đem lại cho bạn lợi ích không hề nhỏ.
Hai là, không cần thiết nói chuyện quá trung thực
Trung thực là một đức tính tốt nhưng không có nghĩa là lúc nào chúng ta cũng nhất thiết phải nói ra một trăm phần trăm sự thật. 
Đôi khi, toàn bộ sự thật có thể làm tổn thương đến người khác cũng như tiết lộ những khía cạnh riêng tư của chính bạn hoặc người khác. 
Xét cho cùng, nơi làm việc luôn chứa đầy sự cạnh tranh và bạn phải cẩn thận mọi lúc mọi nơi, cũng như mọi lời mà mình nói ra khỏi miệng.
Không nắm vững bốn quy tắc ẩn này trong đối nhân xử thế, BẠN nhiều đến mấy cũng chỉ toàn BÈ, chẳng bao giờ nhận được sự chân thành tử tế - Ảnh 1.
Họa từ mồm ra, hãy cẩn trọng với mọi điều định nói.
Ba là, không có bạn bè mãi mãi
Trên đời này, không có bữa tiệc nào là không tàn. Tương tự như vậy, không có người bạn nào mãi mãi ở bên chúng ta. 
Nếu trong cuộc sống hay trong công việc, bạn phát hiện ra những người mình từng coi là bạn đang dần trở nên xa cách hoặc phải nhận sự phản bội, hãy nhớ rằng, đây là điều hết sức bình thường và không có gì phải bận tâm, ưu sầu cả.
Cho dù bạn có quan hệ tốt đến mấy với đồng nghiệp, đừng bao giờ quên rằng giữa hai người vẫn tồn tại một mối quan hệ cạnh tranh. 
Nếu bạn được thăng tiến và đạt chức vụ cao hơn với thành tích công việc xuất sắc, chắc chắn tình cảm giữa hai người sẽ xuất hiện vấn đề. 
Đối phương sẽ có tâm lý so bì, thậm chí là ganh ghét với bạn. Đây hoàn toàn là tâm lý thường thấy, bạn không nhất thiết phải băn khoăn hay cố níu giữ những mối quan hệ như vậy.
Không nắm vững bốn quy tắc ẩn này trong đối nhân xử thế, BẠN nhiều đến mấy cũng chỉ toàn BÈ, chẳng bao giờ nhận được sự chân thành tử tế - Ảnh 2.
Bình thản đối mặt với sự phản bội, ganh ghét từ người khác.
Bốn là, tạo ra sự khác biệt cho chính mình
Nhiều người thường được dạy rằng, trong công việc, mọi người phải đoàn kết và hợp nhất với nhau mới làm nên đại sự. 
Điều đó hoàn toàn không sai vì sức mạnh sự đoàn kết đem lại là rất lớn, cả tập thể có thể cùng nhau giành thắng lợi to lớn nếu biết cách kết hợp năng suất hiệu quả. 
Nhưng hãy nhớ rằng, đoàn kết không có nghĩa là đánh mất cá tính riêng của mình. Nếu bạn mất đi sự riêng biệt, bạn sẽ không bao giờ trở thành người nổi bật và không thể có được sự công nhận của mọi người.
Kết quả công việc là thứ đánh giá trực tiếp đánh giá năng lực của chính bạn. Không ngừng thể hiện quan điểm cũng như cá tính của riêng mình, bạn mới có cơ hội và tiềm năng để phát triển hơn. 
Một người không có cá tính tương đương với một người không có công đức và sự đóng góp nào cho tập thể. Các đồng nghiệp sẽ bỏ qua vai trò của bạn và coi bạn như một người vô dụng.
Không nắm vững bốn quy tắc ẩn này trong đối nhân xử thế, BẠN nhiều đến mấy cũng chỉ toàn BÈ, chẳng bao giờ nhận được sự chân thành tử tế - Ảnh 3.
Thống nhất không có nghĩa là lu mờ trong tập thể.
Đối nhân xử thế chưa bao giờ là dễ dàng. Có thể trở nên thành công hơn trong tương lai hay không, các mối quan hệ đóng vai trò vô cùng quan trọng. 
Vì vậy, bạn hãy nhớ bốn quy tắc cần thiết sau đây: Tiêu tiền là điều bắt buộc, trung thực là không cần thiết, xa lánh là rất bình thường, cá tính là điều không thể mất đi. 
Chỉ khi nắm vững và làm chủ được những điều trên, bạn mới có thể xử lý các mối quan hệ cá nhân tại nơi làm việc một cách thoải mái, tạo tiền đề cho sự thăng tiến trong tương lai.
(sưu tầm)