Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

Hãy lắng nghe con trẻ nói về tình yêu

Khi được hỏi về Tình Yêu, sau đây là những câu trả lời của các em nhỏ.
“Tình Yêu là khi bạn nhường gần hết phần khoai tây chiên của bạn cho họ mà không đòi họ chia phần.” – Chrissy, 6 tuổi
“Tình Yêu là điều làm bạn cười khi bạn mệt mỏi.” – Terri, 4 tuổi
“Tình Yêu là khi mẹ pha cho bố ly cà phê và trước khi đưa bố uống mẹ nếm thử một chút xem nó có ngon chưa.” – Danny, 7 tuổi
“Tình Yêu là cảm giác thiêng liêng trong căn phòng đêm Giáng Sinh, nếu ta biết dừng việc mở quà lại và lắng nghe.” – Bobby, 7 tuổi
Hãy lắng nghe con trẻ nói về tình yêu

“Nếu bạn muốn học cách yêu tốt hơn, bạn nên bắt đầu từ một người bạn mà bạn ghét.” – Nikka, 6 tuổi
“Tình Yêu là khi bạn nói với một cậu bé bạn thích cái áo của nó, vậy là nó mặc cái áo đó mỗi ngày.” – Noelle, 7 tuổi
“Tình Yêu giống như một bà cụ và một ông cụ sau một thời gian rất dài và biết rõ về nhau nhưng vẫn còn là bạn của nhau.” – Tommy, 6 tuổi
“Mẹ em yêu em nhất trên đời. Anh sẽ không thấy ai khác ngoài mẹ em hôn em mỗi tối trước khi ngủ.” – Clare, 6 tuổi
(Ảnh: Shutterstock)
“Tình Yêu là khi mẹ dành cho bố miếng đùi gà ngon nhất.” – Elaine, 5 tuổi
“Tình Yêu là khi mẹ thấy bố ở dơ, hôi hám nhưng mẹ vẫn nói bố đẹp trai hơn Brad Pitt.” – Chris, 7 tuổi
“Tình Yêu là khi con chó nhà bạn liếm mặt bạn mặc dù nguyên cả ngày bạn bỏ nó một mình.” – Mary Ann, 4 tuổi
“Em biết chị của em yêu em vì chị cho em hết những quần áo cũ của chị và phải đi mua những cái mới.” – Lauren, 4 tuổi
Hãy lắng nghe con trẻ nói về tình yêu
“Khi bà em bị viêm khớp, bà không thể cúi xuống và sơn móng chân được. Thế nên ông em làm giúp bà chuyện đó, mặc dù tay của ông cũng bị viêm khớp luôn. Đó là Tình Yêu.” – Rebecca, 8 tuổi
“Khi bạn yêu một người, lông mi bạn chớp lên chớp xuống và có những ngôi sao nhỏ thoát ra khỏi người bạn.” – Karen, 7 tuổi
“Bạn đừng nên nói câu ‘I love you’ trừ khi bạn thực sự có ý đó. Nếu bạn thật sự có ý, bạn nên nói nó thật nhiều. Người ta hay quên lắm.” – Jessica, 8 tuổi
“Khi em có buổi biểu diễn piano, em đã lên sân khấu và em đã sợ hãi. Em nhìn tất cả mọi người, những người cũng đang nhìn em. Sau đó, em thấy cha em vẫy tay và mỉm cười. Ông là người duy nhất làm điều đó và em không còn thấy sợ nữa.” – Jenny, 8 tuổi

5 lý do khiến trẻ bị giảm thính lực phụ huynh cần lưu ý

Thính lực có tác dụng quan trọng trong học tập và sinh hoạt của trẻ, nhưng tai của trẻ thường khá yếu ớt, nếu bình thường không được bảo vệ cẩn thận thì sẽ khiến thính lực của trẻ bị suy giảm – thậm chí bị điếc, vì vậy cha mẹ cần phải bảo vệ tai của trẻ để tránh bị tổn thương.
Dưới đây là 5 lý do khiến trẻ bị giảm thính lực mà phụ huynh cần lưu ý:

1. Sống trong môi trường nhiều tiếng ồn

Không chỉ trẻ em, mà ngay cả người lớn khi sống trong môi trường nhiều tiếng ồn thì thính lực đều sẽ bị suy giảm. Một nghiên cứu cho thấy mức độ nhạy cảm của trẻ đối với âm thanh cao hơn người lớn, những loại tạp âm vượt qua 70 dB sẽ gây tổn thương hệ thống thính giác của trẻ, khi tạp âm đạt đến mức 80 dB sẽ xuất hiện những vấn đề gây trở ngại cho thính giác.
Trẻ em thường thích chơi bóng bay nổ, pháo nổ, nhưng tiếng nổ lớn sẽ gây tổn thương lớn đối với tai của các bé, vì vậy đừng để trẻ đứng gần pháo nổ hoặc nhanh chóng che tai của trẻ lại khi pháo sắp nổ.
5 lý do khiến trẻ bị giảm thính lực phụ huynh cần lưu ý
2. Tát vào tai trẻ
Thường ngày nếu trẻ không nghe lời thì cha mẹ dù có giận cũng cố gắng kiềm chế chứ đừng tát trẻ, bởi vì như vậy cũng sẽ có nguy cơ khiến trẻ bị điếc, bởi khi tát vào tai trẻ sẽ tạo ra áp lực rất lớn gây sốc màng nhĩ, khiến trẻ bị tổn thương thính lực.

3. Không trị dứt điểm bệnh về tai

5 lý do khiến trẻ bị giảm thính lực phụ huynh cần lưu ý
Khi bị bệnh viêm tai giữa có mủ mãn tính hoặc liên tục xuất hiện tình trạng viêm tai giữa, cha mẹ nên lập tức đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị nhằm kiểm soát sự phát triển của bệnh một cách hữu hiệu, như vậy sẽ giảm một phần ảnh hưởng đến thính lực sau này của trẻ. Nếu tình trạng khá nặng thì cần cho trẻ làm phẫu thuật vá màng nhĩ, nếu không khi bị viêm nhiễm trở lại, mủ sẽ gây tổn thương xương bên trong tai, có thể gây ảnh hưởng đến thính lực của trẻ. Vì vậy hãy chữa trị dứt điểm nếu con bạn có bệnh về tai.

4. Nước vào tai

Cần phải bảo vệ tai của trẻ khi bơi lội hoặc nghịch nước, bởi vì nếu nước vào tai mà không kịp thời làm sạch sẽ gây viêm nhiễm bên trong tai, từ đó làm tổn thương thính lực. Vì vậy, khi đi bơi hãy cho trẻ đeo bịt tai, nếu bất cẩn để nước vào tai thì phải kịp thời nghiêng để dốc nước ra ngoài.

5 lý do khiến trẻ bị giảm thính lực phụ huynh cần lưu ý
5. Thuốc có tác dụng phụ gây hại cho tai
Trẻ cần phải uống thuốc khi bị bệnh, nhưng có một vài loại thuốc sẽ gây tác dụng xấu đến hệ thần kinh thính giác của tai ở những trẻ có thể chất khá nhạy cảm, dù khi bác sĩ tiêm thuốc cho trẻ, phụ huynh cũng cần phải theo dõi thính lực của con xem liệu có bị ù tai hay gặp điều gì bất thường ở tai hay không, nếu có thì phải lập tức ngưng thuốc và thăm khám kịp thời, nếu không độc tính của thuốc sẽ gây tổn thương tai, khiến dần dần mất đi thính lực.
Ngọc Trúc

Khi con phạm lỗi, cha mẹ nên phê bình như thế nào?

Khi cả gia đình quây quần bên bàn ăn là cơ hội trao đổi tình cảm đặc biệt tốt, vì vậy cha mẹ đừng biến bàn ăn thành “bàn giáo viên”.

Có khi ngay từ sáng sớm lúc trẻ ra ngoài, các bà mẹ đã bắt đầu kể lể từng việc mà con làm sai, “Con làm thế này không tốt, làm thế kia không tốt…”, như vậy sẽ phản tác dụng, một là sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị của trẻ, hai là sẽ phá vỡ mối quan hệ thân thiết, lâu dần trẻ sẽ chán ghét không khí gia đình quây quần ăn cơm.
Khi con phạm lỗi, cha mẹ nên phê bình thế nào? Thật ra rất đơn giản.

Thứ nhất, hãy cho con biết con sai ở đâu

Điều quan trọng nhất khi phê bình con đó là phải giải thích cho con nghe, để con hiểu mình sai ở đâu chứ không chỉ đơn giản là bộc lộ sự bất mãn của người lớn.
dạy con tự tin, Khi con phạm lỗi, cha mẹ nên phê bình như thế nào?
(Ảnh: Shutterstock)

Thứ hai, đừng công kích cá nhân

Rất nhiều bậc phụ huynh phê bình con thường sẽ chĩa mũi nhọn vào “bản thân trẻ” chứ không phải là “hành vi của trẻ”. Ví dụ như bố mẹ bất mãn chuyện học hành của con rồi nói: “Cái đứa đầu heo này”, đây là công kích cá nhân, hãy nói với trẻ rằng: “Con đã không dành đủ tâm trí cho việc học”. Mục đích của việc phê bình không phải là đả kích con mà chỉ nhắm vào hành vi, việc làm chứ đừng gán mác cho trẻ.

Một đứa trẻ sẽ hư nếu bố mẹ chúng thường xuyên nói: “Con thật là hư”. Nếu bạn gán nhãn cho một đứa trẻ chậm hiểu, trẻ sẽ tự coi mình là chậm hiểu. Nếu bạn gán mác cho trẻ ‘bướng bỉnh, rồi mày sẽ chẳng làm nên trò trống gì đâu?’ thì rất có thể chúng sẽ như thế. Hãy ngừng nói những câu như thế, tôn trọng trẻ và chú ý vào những biểu hiện tích cực của trẻ hơn.

Thứ ba, nói cho trẻ biết làm thế nào thể sửa sai

Đây là bước cuối cùng của việc phê bình, nếu những việc con làm là sai, vậy thì hãy cho con biết làm thế nào mới là đúng đắn và những gì mà bạn mong trẻ làm. Như vậy thì sau này trẻ mới không phạm sai lầm tương tự.
Mỗi đứa bé đều có đủ khả năng tự suy ngẫm, chỉ cần người làm cha mẹ có đủ kiên nhẫn thì những điều mà trẻ làm sai, những thất bại mà trẻ trải qua đều có thể trở thành kinh nghiệm trưởng thành vô cùng quý báu.
(Ảnh: Shutterstock)
Thanh Bình

5 điều giúp trẻ tu dưỡng nhân cách toàn diện

Không ít bậc cha mẹ than phiền rằng các con lớn lên đều rất lười biếng, ý thức vệ sinh cá nhân kém, thậm chí khờ khạo, không biết cách giao tiếp… Thế nhưng, trong vấn đề giáo dục con cái, nhiều người chỉ chú trọng “phát triển trí tuệ”, “đăng ký lớp năng khiếu”, “đặt mục tiêu vào trường điểm”, “thành danh thành tài, có chỗ đứng trong xã hội”… mà không chú trọng tu dưỡng nhân cách toàn diện cho con.
rên thực tế, nhiều trẻ khi còn nhỏ điểm số không cao, sau này lớn lên có thể bù lại bằng sự cần cù, siêng năng. Ngược lại, nếu từ nhỏ đã thiếu hụt về tính cách, ngoại ngữ, giao tiếp, nhân phẩm thì dù điểm số có cao đến mấy, trẻ cũng sẽ không tiến xa được. Rõ ràng, chỉ quan tâm đến điểm số là sai lầm lớn nhất trong giáo dục gia đình. 
Vậy làm thế nào mới có thể giúp trẻ tu dưỡng nhân cách toàn diện?
5 điều giúp trẻ tu dưỡng nhân cách toàn diện
(Ảnh qua policestatedaily.com)

1. Nuôi dưỡng tâm thái hài hước, lạc quan của trẻ

Dù trong học tập hay cuộc sống, sức lực của trẻ cũng có hạn, trẻ không thể thể tập trung làm quá nhiều việc. 
Có những trẻ không đủ kiên cường lạc quan, khi gặp phải những điều phiền phức trong học tập hay cuộc sống, sẽ rất dễ căng thẳng, lo lắng. Mà “căng thẳng” và “lo lắng” lại sẽ tiêu phí rất nhiều sức lực của trẻ, khiến các bé không còn tâm trạng để làm việc chính nữa. Chẳng hạn như, có những trẻ thi không tốt thì sẽ nhốt mình trong phòng khóc lóc, tức giận, không muốn học, không nói chuyện hay ăn cơm, thậm chí trạng thái này sẽ kéo dài vài ngày.
Lúc này, việc nuôi dưỡng những cảm xúc lạc quan, tích cực của trẻ sẽ khiến sẽ học được cách thản nhiên đối diện mới những điều trắc trở trong học tập và cuộc sống, đây là bước trưởng thành đầu tiên.
(Ảnh: Internet)

Có một cách khá hay để tạo cho trẻ cảm xúc lạc quan đó là nuôi dưỡng sự hài hước của các bé, dùng không khí trò chuyện nhẹ nhàng để giảm áp lực, tăng thêm sự khích lệ. Ví dụ như khi con thi toán không tốt, bố có thể kéo con lại, cười nói: “Con trai này, khả năng toán học của con di truyền từ bố rồi! Hồi đó bố thi cũng không qua, nhưng mà bố của con cũng đáng nể lắm đấy. Say này, bố từ từ học giỏi lên, bố sẽ cho con biết bố đã làm cách gì nhé…”

2. Dạy con lòng biết ơn và bao dung

Những trẻ không biết “cảm ơn” vĩnh viễn sẽ không trưởng thành được, bởi vì trong lòng các bé không có trách nhiệm, thiếu động lực kiên trì từ trong tâm hồn khi làm bất cứ việc gì.
Khi trẻ dần lớn lên, điều có thể khích lệ các bé tiếp tục học tập, làm việc dù gặp nhiều khó khăn luôn là tâm niệm “báo đáp bố mẹ”, “chịu trách nhiệm với gia đình”. Còn những người chẳng quan tâm đến người thân bạn bè luôn dễ dàng từ bỏ, không có trách nhiệm.
5 điều giúp trẻ tu dưỡng nhân cách toàn diện
(Ảnh: Shutterstock)
Vậy thì làm thế nào mới có thể nuôi dưỡng được lòng biết ơn của con trẻ? Cách tốt nhất chính là cho con làm việc nhà để trải nghiệm sự vất vả của bạn.
Một số nghiên cứu của các cơ sở giáo dục cho thấy, những trẻ thường xuyên làm việc nhà khi còn nhỏ sẽ có điểm số khi đi học và mức lương khi đi làm cao hơn nhiều so với những trẻ không làm việc nhà.
Vì vậy nên hãy giao cho trẻ để trẻ biết được thì ra lau nhà cũng sẽ đau lưng mỏi gối, sau này trẻ sẽ không phàn nàn bạn lau nhà làm phiền trẻ chơi game nữa. Hãy đưa tất bẩn cho con để con biết rằng thì ra tất của mình hôi đến thế, sau này sẽ không ném xuống đất bỏ đi nữa. Hãy để trẻ tự dọn dẹp và sửa soạn cặp sách để chúng biết rằng không thể làm việc qua loa.

3. Xây dựng quan niệm đúng đắn về tiền bạc

Trẻ cần nhận thức rằng kiếm tiền không dễ dàng ngay từ khi còn nhỏ, chẳng những có thể tránh được việc trẻ tiêu tiền phung phí, còn học được cách tiết kiệm, lên kế hoạch chi tiêu.
Có người nhận xét trẻ càng làm quen, học cách dùng tiền sớm, sau này lớn lên sẽ càng kiếm được nhiều tiền. Điều này cũng không hoàn toàn vô lý.
8 vấn đề quan trọng quyết định tương lai của trẻ
(Ảnh: Shutterstock)
Nơi phù hợp để các bé rèn luyện cách sử dụng tiền đúng đắn chính là siêu thị. Mỗi lần trước khi đi siêu thị mua đồ, hãy cùng con lập ra danh sách cần mua khi đến siêu thị. Cách này vừa có thể tiết kiệm thời gian, vừa giảm rất nhiều những “yêu cầu vô lý” của trẻ, dù sao thì bạn cũng có thể thẳng thắn nói với con rằng: “Danh sách là do chúng ta cùng nhau viết ra đúng chứ? Ban đầu chúng ta không định mua món đồ chơi này, hơn nữa cũng không mang đủ tiền. Nếu con thật sự muốn mua, lần sau đi mua đồ chúng ta có thể viết vào danh sách, nhưng lần này thì thật sự không được…”

4. Nói chuyện từ tốn, dạy con thói quen tốt trong giao tiếp

Ấn tượng đầu tiên của người khác với một đứa trẻ có thể là ngoại hình, ăn mặc, tuy nhiên điều thật sự gây ấn tượng sâu sắc và hứng thú thật ra lại là lời nói, cử chỉ của trẻ.
Khi gặp bạn mới, nếu trẻ có thể chủ động nói chuyện lịch sự, tỏ ra nhiệt tình thì sẽ dễ được đối phương tin tưởng, từ đó tạo được mối quan hệ tốt.
Nếu lời nói và hành động của trẻ luôn tôn trọng người khác khi giao tiếp, thì tất yếu trẻ cũng sẽ nhận được sự tôn trọng và giúp đỡ từ họ, dù là trong học tập hay cuộc sống đều sẽ thuận lợi hơn. Giữ mối quan hệ hòa hảo trong tập thể luôn tốt hơn là phải đơn độc một mình.
(Ảnh: Shutterstock)

5. Dạy con cách tự bảo vệ mình, quý trọng sinh mệnh

Không có điều gì quan trọng hơn sức khỏe và sự an toàn của trẻ, bất cứ tai nạn hoặc vụ việc bạo lực nào cũng có thể khiến một gia đình vốn tràn đầy hy vọng tan vỡ.
Đặc biệt là nạn bạo lực học đường, tấn công trẻ nhỏ vô cùng nghiêm trọng ngày nay, việc cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ và ứng phó với những sự việc bất ngờ là cực kỳ quan trọng.
Ví dụ như khi ra khỏi nhà không được để bất cứ ai chạm vào bộ phận riêng tư, nếu thật sự xảy ra thì khi về nhà nhất định phải nói với mẹ. Nếu có những đối tượng không quen biết gọi ra ngoài trường, nhất định không được nghe lời họ cũng như kịp thời báo cho giáo viên và phụ huynh. Khi sang đường, đèn xanh chưa sáng dù mọi người đều đi thì cũng không được đi theo…
Ngọc Trúc

Hãy dạy con biết yêu thương và lớn lên một cách tự tin mạnh mẽ

ha mẹ luôn muốn con trưởng thành một cách hạnh phúc và thành công. Cha mẹ luôn dõi theo những khó khăn con gặp phải, họ sẽ ở bên cạnh để giúp đỡ, cho lời khuyên… Nhưng trên tất cả, các bậc cha mẹ nên để con tự đứng trên đôi chân và tự tin vào bản thân mình.
trẻ mạnh mẽ
húng ta đều mong con mình sẽ trở thành một người can đảm, có thể tự vượt qua những thách thức trong cuộc sống, tự tin vào vẻ đẹp và trí tuệ của bản thân mình và trên tất cả, con phải trưởng thành một cách kiên cường và mạnh mẽ.
Để trẻ có thể lớn lên theo cách đó, các bậc cha mẹ sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để giáo dục, làm gương và làm điểm tựa cho trẻ.

1. Hãy để trẻ là chính mình

dạy con biết yêu thương
(Ảnh: Pixabay)
Mỗi người sẽ có một cá tính riêng biệt, không có một khuôn khổ nào áp đặt lên cá tính của trẻ. Bạn chỉ có thể đưa ra lời khuyên để giúp trẻ biết được mình nên làm điều gì, để trẻ biết những gì nên làm và không nên làm. Trẻ cần được tự do để lớn lên, trở thành bất kỳ hình mẫu nào mà chúng thích, và được theo đuổi ước mơ của chính mình. Chỉ cần những điều đó phù hợp với chuẩn mực đạo đức thì cha mẹ nên ủng hộ quyết định của con.

2. Giúp trẻ tự tin với bản thân

dạy con biết yêu thương
(Ảnh: Pixabay)
Hãy dành cho trẻ những lời khen, không chỉ là những lời khen về ngoại hình mà cả lời khen về vẻ đẹp trong tâm hồn, từ sự tốt bụng hay thông minh của trẻ… Khi trẻ được nghe về những nét đẹp tâm hồn, đặc biệt là khi còn nhỏ thì sẽ có một tác động tích cực lên sự phát triển của trẻ. Chúng ta cũng nên nói với trẻ về những tấm gương người tài giỏi trong cuộc sống, đó chính là con đường gián tiếp giúp con định hướng được bản thân mình trong tương lai.
Tuy nhiên tự tin khác với tự cao, bạn cũng cần cho trẻ biết rằng vẻ đẹp của con, trí tuệ của con không phải là tất cả những gì con có thể dành cho thế giới này mà còn có cả sự tử tế, biết suy nghĩ đến những người xung quanh.
Một cơ thể khỏe mạnh cũng mang đến sức mạnh và sự tự tin ở trẻ. Hãy cùng trẻ tập thể thao thường xuyên, nuôi dưỡng cơ thể với một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Không ai có thể tự tin với một cơ thể ốm đau bệnh tật chứ đừng nói đến sự mạnh mẽ. Thế nên chăm sóc thể chất tốt cho trẻ cũng sẽ giúp con tự tin hơn.

3. Học cách cho đi chứ không chỉ nhận lại

(Ảnh: Pixabay)
Một người mạnh mẽ là một người có quan điểm riêng và biết được mình có khả năng giúp đỡ những người khác. Hãy cho trẻ tham gia vào các hoạt động tình nguyện để trẻ biết được rằng con có sức mạnh để thay đổi thế giới xung quanh mình.
Giáo dục trẻ biết chia sẻ từ nhỏ, để con biết rằng “cho đi” cũng là một loại hạnh phúc.

4. Mạnh mẽ không phải là kìm nén cảm xúc

(Ảnh: Pixabay)
Hãy để con khóc và sống thực với cảm xúc của mình, không chỉ vì muốn bản thân trở nên mạnh mẽ mà phải giả vờ là mọi thứ đều tốt. Giúp trẻ hiểu được sức mạnh là sự thành thật với chính mình mặc dù sẽ có những khi con phải trải qua khó khăn nhưng hãy dạy con kiên cường vượt qua.
Có lúc sự mạnh mẽ cũng không hoàn toàn là điều đúng đắn, sự mạnh mẽ đôi khi sẽ làm tổn thương những người xung quanh và bản thân mình. Sức mạnh thực sự đến từ việc nhận ra rằng tha thứ và bao dung chính chìa khóa để mang lại sự tốt đẹp trong cuộc sống.

5. Hãy để trẻ tự đối diện với thử thách

(Ảnh: Pixabay)
Xây dựng sự tự tin không phải là việc làm trong 1 hay 2 ngày. Trong cuộc đời, con sẽ gặp với vô vàn những thử thách, thậm chí có những chướng ngại vật tưởng chừng không thể vượt qua, nhưng con buộc phải đối diện, nếu con thất bại thì phải đứng lên để tiếp tục với những thử thách và những cuộc phiêu lưu mới.
Chúng ta hẳn là sẽ muốn đến bên và giúp đỡ con vượt qua những thử thách. Muốn làm sợi dây kéo lên mỗi khi con nản lòng, muốn nhắc nhở những đứa bé khác ở sân chơi không được bắt nạt con, muốn đưa ra những gợi ý cho câu đố mà con đang vò đầu bứt tai tìm kiếm… Nhưng một khi bạn giúp con làm tất cả mọi thức, thì đồng nghĩa với việc đã dạy trẻ rằng ‘con không có khả năng thực hiện’.
Hãy để trẻ lớn lên và biết rằng mình là người có khả năng. Hãy luôn luôn ở bên cạnh, dõi theo những khó khăn con gặp phải, nhưng hãy để cho trẻ tự đối diện với thử thách và vượt qua nó.
Ly Huỳnh

Hãy dạy trẻ rằng “phải tự bỏ công sức ra mới có được thứ mình muốn”

Trong cuộc sống, cái gì đạt được dễ dàng quá thì người ta sẽ không biết trân quý nó, trẻ được cho quá nhiều thứ sẽ không biết quý trọng mồ hôi và công sức của cha mẹ. Con trẻ cần được dạy dỗ rằng “phải tự làm, bỏ công sức ra mới có được thứ mình muốn”.
Có một câu chuyện ý nghĩa đáng suy ngẫm thế này:

Ở nơi hoang vu nghèo đói Rwanda (một quốc gia nhỏ thuộc Đông Phi), sau khi xuống xe, các tình nguyện viên đến từ Đài Loan nhìn thấy một cậu bé người da đen gầy trơ xương, quần áo rách rưới đi về phía họ, cậu bé này rất ít khi nhìn thấy một chiếc xe to như vậy.
Khi đó tình nguyện viên đến từ Đài Loan cảm thấy rất thương xót nên đã quay lại lấy đồ trên xe và đi về phía cậu bé.
“Bạn muốn làm gì vậy?”, một tình nguyện viên người Mỹ nói lớn: “Hãy để xuống!”
Tình nguyện viên người Đài Loan ngây người ra, nghĩ thầm: “Anh ta bị làm sao vậy? Chẳng phải chúng ta đến để làm từ thiện sao?”.
Tình nguyện viên người Mỹ ngồi xuống trước cậu bé và nói: “Chào em, bọn anh đến từ một nơi rất xa, trên xe có rất nhiều đồ, em có thể giúp bọn anh bê đồ được không? Bọn anh sẽ trả công cho em”.
Cậu bé đứng lưỡng lự, lúc này lại có rất nhiều các em nhỏ chạy đến, tình nguyện viên người Mỹ lại lặp lại những điều vừa nói.
Có một em nhỏ thử bê một thùng bánh từ trên xe xuống.
Tình nguyện viên người Mỹ đưa một cái chăn và một thùng bánh cho cậu bé và nói: “Cảm ơn em rất nhiều, đây là phần thưởng dành cho em, các bạn khác có muốn cùng giúp một tay không nào?”
Những em nhỏ khác cũng hăng hái bước đến, chẳng bao lâu mọi thứ đã được dỡ xuống khỏi xe. Các tình nguyện viên cho mỗi em nhỏ một phần quà cứu trợ.
Lúc này lại có một cậu bé bước đến, nhìn thấy trên xe không còn gì để dỡ nữa, cậu bé cảm thấy thất vọng lắm.
Tình nguyện viên người Mỹ nói với cậu bé: “Em xem kìa, mọi người dỡ đồ đều mệt cả rồi, em có thể hát cho bọn anh nghe một bài được không? Tiếng hát của em sẽ khiến bọn anh cảm thấy rất vui đấy”.
Cậu bé hát một bài hát địa phương, tình nguyện viên cũng đưa cho cậu bé một phần quà: “Cảm ơn em, em hát hay lắm!”
Tình nguyện viên người Đài Loan nhìn những gì người Mỹ kia làm và đăm chiêu suy nghĩ.
Buổi tối đó, tình nguyện viên người Mỹ nói với anh: “Xin lỗi nhé, tôi muốn xin lỗi bạn vì thái độ hồi sáng của mình, tôi không nên to tiếng với bạn như vậy.
Nhưng mà bạn có biết không? Trẻ em ở đây phải sống trong cảnh nghèo khó không phải lỗi của các em.
Thế nhưng nếu vì bạn dễ dàng cho các em cái này cái kia mà khiến các em cho rằng cái nghèo có thể trở thành cách mưu sinh mà chẳng cần lao động, vì vậy nên sẽ càng nghèo hơn thì đây là lỗi của bạn!”
Ngày hôm đó, tình nguyện viên người Đài Loan đã trải qua một ngày không giống như bao ngày khác.
Các tình nguyện viên tặng quà cho các em nhỏ, nhưng yêu cầu các em phải lao động để nhận được quà.
Thượng đế trao cho chúng ta tình yêu thương, nhưng yêu cầu chúng ta phải nỗ lực.
Giáo dục trong gia đình cũng nên như thế!
dạy trẻ
(Ảnh: Shuttertock)
Đừng dễ dàng cho con trẻ tất cả những gì chúng muốn, đừng khiến con trẻ nghĩ rằng cha mẹ phải cho mình mọi thứ.
Cha mẹ không nợ con cái điều gì cả mà là con cái phải biết ơn đối với những gì mà cha mẹ đã cho mình.
Thanh Trúc

Phiên tòa xét xử một vụ ăn trộm bánh mì ở New York năm 1935

Đây là một câu chuyện xảy ra giữa thời kỳ Đại suy thoái ở Mỹ (kéo dài từ năm 1929 tới nửa sau thập niên 30) tại một nơi nghèo nhất trong thành phố New York. Câu chuyện sau này đã được ghi nhận trong nhiều cuốn sách như Best Sermons 1 (1988); Say Please, Say Thank You: The Respect We Owe One Another (1999); hay Ragamuffin Gospel (2000).
Bức ảnh nổi tiếng thời Đại suy thoái ở Mỹ có tên "người mẹ nhập cư" của Dorothea Lange chụp năm 1936
Bức ảnh nổi tiếng thời Đại suy thoái ở Mỹ có tên “người mẹ di cư” của Dorothea Lange chụp năm 1936.
Một buổi tối lạnh lẽo tháng 1/1935 tại một phường khó khăn nhất thuộc thành phố New York, một phiên tòa nhanh diễn ra. Bị cáo là một phụ nữ rách rưới, bị buộc tội ăn trộm một ổ bánh mì. Khuôn mặt bà âu sầu, ẩn ước vẻ xấu hổ.
Quan tòa hỏi: “Bị cáo, có đúng là bà đã ăn trộm bánh mì không?”
Người phụ nữ cúi đầu và lúng túng trả lời: “Đúng vậy! Thưa quan tòa, tôi thực sự đã ăn trộm bánh mì!”
Quan tòa lại hỏi: “Động cơ ăn trộm bánh mì của bà là gì? Có phải vì đói khát không?”
“Đúng ạ!” Người phụ nữ ngẩng đầu lên, đôi mắt nhìn vị thẩm phán và nói: “Đúng là tôi đói. Con rể đã bỏ rơi gia đình, con gái tôi thì bị bệnh còn 2 đứa cháu nhỏ đang chết đói. Chúng đã mấy ngày hôm nay không được ăn rồi. Tôi không thể trơ mắt nhìn chúng chết đói được, chúng vẫn còn quá nhỏ!”
Nghe người phụ nữ nói xong, mọi người xung quanh bắt đầu lầm rầm những tiếng bàn tán.
Tuy nhiên, người chủ cửa hàng nơi bị trộm bánh mì thì không đồng ý tha thứ. “Đây là một vùng kém an ninh, thưa Ngài,” ông nói. “Bà ấy phải bị trừng phạt để làm gương cho những người khác.”
Vị quan tòa thở dài, nhìn về phía người phụ nữ và nói: “Bị cáo, tôi phải làm việc theo lẽ công bằng, chấp hành theo pháp luật. Bà có hai lựa chọn: nộp phạt 10 đô la hoặc chấp nhận bị giam 10 ngày.”
Vị quan tòa này thực chất là thị trưởng của thành phố New York khi đó, ông Fiorello LaGuardia. Sau khi đọc tuyên án trên, ông đồng thời cũng đưa tay vào túi, lấy ra một tờ tiền và thả vào chiếc mũ của mình. Ông nói lớn, “Đây là 10 đô la mà tôi sẽ trả cho án phạt này. Ngoài ra tôi phạt mỗi người trong phòng xét xử này 50 cent, đó là số tiền phạt cho sự thờ ơ của chúng ta khi ở cùng khu phố mà lại để cho một người phụ nữ phải đi ăn trộm bánh mì về nuôi cháu. Ông Baliff, hãy đi thu tiền và đưa tặng cho bị cáo.”
Ngày hôm sau, tờ báo thành phố New York đưa tin đã có 47,5 đô la được gửi đến cho người phụ nữ khốn khó kia. 50 cent trong đó là do người chủ cửa hàng tạp hóa đóng góp, ngoài ra còn có khoảng vài chục bị cáo khác đang chờ xét xử, và các cảnh sát có mặt khi đó, họ đều vinh hạnh được đóng góp 50 cent và đứng dậy vỗ tay nhiệt liệt.
Mark Twain từng nói rằng: “Lương thiện là một loại ngôn ngữ phổ quát của thế giới, nó có thể khiến cho người mù cảm nhận được và người điếc nghe thấy được.” Khoản tiền phạt mà mọi người thành tâm nộp đã cho thấy: “lương thiện” không chỉ là một loại phẩm chất đối lập với sự lạnh lùng, gian trá, tàn nhẫn và tư lợi, mà còn là một loại khế ước về tinh thần. Con người đến thế gian này, với tư cách là một phần tử trong xã hội, là tự nhiên đã có một bản hợp đồng với xã hội. Hợp đồng đó chính là: Không bán rẻ lương tri.
Lòng người chỉ có hướng thiện mới có thể được ánh mặt trời chiếu rọi. Người hiểu được khế ước lương tri chính là người cao quý. Còn người sáng suốt thì biết được rằng họ sẽ phải trả giá đắt cho sự thờ ơ.

Khi con bị bắt nạt, cha mẹ vạn lần không được nói 3 từ này, bằng không càng khiến trẻ sau này bị yếu đuối

Khi cha mẹ đứng trước tình huống con trẻ bị bắt nạt ở trường thì thường hay đổ lỗi cho giáo viên không biết dạy dỗ trẻ nhưng lại không biết rằng, nguyên nhân lớn dẫn đến trẻ bị bắt nạt cũng chính là do cách xử lý, dạy bảo con của cha mẹ. 

Nhiều cha mẹ thường không chú ý đến vấn đề, tại sao con cái mình lại thường xuyên bị bắt nạt. 

Ví dụ như khi 2 đứa trẻ đang cùng nhau chơi trong công viên, đột nhiên vì một món đồ chơi hoặc vì đồ vật gì đó, một đứa trẻ tiến đến giật đồ chơi và đánh đứa còn lại, khiến đứa bị đánh khóc không ngừng. 
Lúc này, người mẹ sẽ nói với đứa trẻ đang khóc là "không sao cả". Sau đó, người mẹ quay lại mua đồ chơi khác cho con.
Chính hành động này của cha mẹ khiến đứa trẻ không có đủ sự tự tin và sự chủ động trong cuộc sống, luôn ẩn trong góc và tự chơi một mình. 
Những đứa trẻ bị người khác lấy đi đồ chơi mà mình thích, cũng không tranh giành và không dám lấy lại đồ chơi từ những đứa trẻ khác. Dần dần trẻ ra ngoài rất sợ nói chuyện và cũng không muốn chơi với ai.
Khi con bị bắt nạt, cha mẹ vạn lần không được nói 3 từ này, bằng không càng khiến trẻ sau này bị yếu đuối - Ảnh 1.
Thay vì nói "không sao đâu" thì cha mẹ hãy dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân khi bị bắt nạt. (Ảnh minh họa)
Cha mẹ không biết nguyên nhân tại sao trẻ lại luôn nhút nhát trước người ngoài, nhưng miệng lại luôn nói đứa trẻ ngại, xấu hổ khi gặp người lạ. 
Cha mẹ căn bản không nghĩ rằng câu nói "không sao cả" lại ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ như vậy.
Rất nhiều chuyên gia tâm lý nói rằng, cha mẹ nói với trẻ 3 chữ "không sao cả" sau mỗi lần trẻ bị bắt nạt sẽ gây ra 3 hậu quả dưới đây:
1. Khiến trẻ có tính cách yếu đuối
Khi trẻ bị bắt nạt cha mẹ nói "không sao cả", người lớn nghĩ rằng trẻ con gây lộn với nhau là chuyện bình thường, nhưng câu nói trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của trẻ. 
Sự hồ đồ của người lớn chính là không để ý tới lời nói của mình, khiến đứa trẻ khi gặp phải sự việc như trên, sẽ áp dụng ngay những lời chỉ bảo đó, không dám đối mặt với sự việc. 
Sau một thời gian dài, tính cách của đứa trẻ sẽ trở nên rụt rè và yếu đuối.
2. Dẫn đến tính cách không tốt
Khi con bị bắt nạt, cha mẹ vạn lần không được nói 3 từ này, bằng không càng khiến trẻ sau này bị yếu đuối - Ảnh 2.
Câu nói "không sao đâu" thực chất gây ra rất nhiều tổn thương cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Các bậc cha mẹ không có hành động để chỉ bảo tận tình cho trẻ trong lúc trẻ bị bắt nạt, một câu nói "không sao cả" không phải khiến trẻ trở nên mạnh mẽ hơn, mà chỉ là phương thức trấn an của người lớn. 
Khi bị bắt nạt trẻ sẽ phát ra cách tấn công theo ý của chúng, cũng có thể sẽ khiến trẻ trở nên nóng nảy hoặc mất bình tĩnh đối với cha mẹ.
3. Luôn che giấu con người thật của mình
Khi đứa trẻ quen với việc cha mẹ nói "không sao cả" và biểu hiện của câu nói không có tác dụng, đứa trẻ cũng sẽ dần che giấu cảm xúc, suy nghĩ thực sự của bản thân mình. 
Còn cha mẹ chỉ nhìn thấy biểu hiện bên ngoài của trẻ và việc mất đi giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, hậu quả dẫn đến rất nghiêm trọng.
Vì vậy, khi đứa trẻ còn nhỏ và phải đối mặt với sự bắt nạt, cha mẹ nên có những phản ứng suy nghĩ xem hành động của mình có ảnh hưởng tới trẻ hay không.
Làm thế nào để trẻ có thể cư xử tốt hơn khi đối mặt với tình huống bị bắt nạt?
1. Dạy trẻ cách bảo vệ quyền lợi riêng của mình
Khi những đứa trẻ chơi trong một môi trường không gian chung, xung quanh có rất nhiều đồ chơi. Một đứa trẻ đã chọn đồ chơi trước và đang chơi thì đứa khác ra giành lại, như vậy chính là lợi ích bị phá vỡ. 
Mặc dù đồ chơi là của chung mọi người, nhưng người chọn trước thì chơi trước, đứa trẻ bị bắt nạt có thể dũng cảm nói rằng: "Nếu bạn lại giành của tôi, thì tôi sẽ đánh bạn" hoặc đáp trả lịch sự: "Tôi lấy trước, tôi chơi trước, sau đó sẽ đến lượt bạn chơi"
Nhưng trong hành động nhất định không được nhượng bộ.
2. Thiết lập sự tự tin của trẻ
Trẻ em bị bắt nạt trong khuôn viên trường, hầu hết là vì tính cách nhút nhát, xấu hổ… khi bị đứa trẻ khác bắt nạt đều không dám phản bác. 
Vì vậy từ nhỏ phải thiết lập sự tự tin của trẻ, dám nói dám làm nhưng phải hợp lý, dám nói dám làm không phải là làm những điều xằng bậy, mà là bảo vệ bản thân. 
Đương nhiên nếu muốn thiết lập sự tự tin, độc lập ở trẻ, trong cuộc sống cha mẹ nên tránh nói những câu như: sao con lại rụt rè, xấu hổ, sợ hãi như vậy?...
Nguồn: Sohu