Thứ Ba, 10 tháng 9, 2019

8 việc cần tránh trong quan hệ vợ chồng, lặp lại nhiều lần sẽ có ngày ly tán







8 việc cần tránh trong quan hệ vợ chồng, lặp lại nhiều lần sẽ có ngày li tán

Vợ chồng quen biết một đời, chung sống một đời, yêu thương một đời. Có thể sẽ có những lúc cãi vã, cũng có lúc tranh chấp, cũng sẽ có lúc nhẫn nại và rồi mọi chuyện lại trở về trạng thái bình thường.
Vợ chồng vốn là những người nên bao dung đối phương nhất trên cuộc đời này và cũng là người nên nắm tay nhau đi đến cuối cùng. Nhưng trong cuộc sống, vẫn có những việc giống như gai nhọn, làm nhiều lần sẽ đâm vào da thịt, càng lúc càng sâu, không rút ra được và khiến tình cảm trở nên nhạt nhẽo, rạn nứt.
Dưới đây là 8 việc, phàm đã là vợ chồng đều nên tránh nếu không muốn có một kết cục không vui.
1. Lôi "nợ cũ" ra đay nghiến
Giữa vợ chồng với nhau, có chuyện gì nên giải quyết ngay, có điều gì bất mãn cũng nên kịp thời nói ra. Nếu bạn đã chọn cách nhịn, không nói, vậy xin hãy nhịn một đời, nếu không, sẽ chẳng khác nào bạn chôn sẵn một quả bom cho hạnh phúc trong tương lai của bạn.
8 việc cần tránh trong quan hệ vợ chồng, lặp lại nhiều lần sẽ có ngày li tán - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.
Khi có một ngày nào đó, bạn cảm thấy bất mãn với bạn đời, những bất mãn được tích tụ từ trước chẳng khác nào một thứ vũ khí sắc bén, nhất thời không kiểm soát được cái miệng, vũ khí sẽ tự động được kích hoạt và nhằm vào đối phương.
Thực sự, việc này không những không giải quyết được vấn đề mà còn đổ thêm dầu vào lửa. Người thích lôi "nợ cũ" ra nói, trong lòng luôn nặng nề vì tích trữ những chuyện không vui. Cách làm này không chỉ hại thân mà còn rất kỵ trong quan hệ vợ chồng.
2. Lôi người nhà hai bên vào những cuộc cãi vã  
Bất luận có xảy ra chuyện gì, cãi vã hay tranh chấp… cũng đều không được phép động chạm đến gia đình hai bên, càng không thể lấy người nhà của đối phương ra làm đối tượng công kích.
3. Chê bai đối phương
Trong hôn nhân, nhiều phụ nữ thường thích nói câu: Ngày xưa tôi thật mù mới yêu anh/ chọn anh.
Còn đàn ông thì thích câu: Cô không soi gương à, xem lại đức hạnh của mình đi.
Hai câu này chảng khác gì hai con dao biết bay, găm thẳng vào lòng đối phương.
8 việc cần tránh trong quan hệ vợ chồng, lặp lại nhiều lần sẽ có ngày li tán - Ảnh 3.
Ảnh minh họa.
Có lẽ lúc bạn nói ra câu này, bạn không nghĩ ngợi gì nhiều. Nhưng chính bởi bạn vô tâm, điều này cho thấy trong tiềm thức của bạn đã có cảm giác như thế.
Những lời nói này không nên nói với đối phương, càng không nên nói trước mặt người ngoài, bởi nó thực sự khiến người nghe đau lòng. Việc lắp đi lặp lại những lời nói này sẽ khiến bạn đời lún sâu vào trạng thái tự ti. Một người tự ti sẽ mất đi khả năng yêu thương người khác.
4. Nghi ngờ năng lực của bạn đời
Có một số phụ nữ thích so sánh, động tí là lấy chồng người khác ra so sánh với chồng mình. Cũng lại có một số đàn ông phản kháng lại sự so sánh của vợ bằng cách chê vợ không làm ra tiền hoặc kiếm tiền không đủ nuôi bản thân…
Đây là một việc làm tối kỵ trong quan hệ vợ chồng, nó cho thấy sự thiếu tôn trọng của vợ, chồng dành cho nhau. Thử hỏi khi rơi vào trạng thái bị xem nhẹ, bị coi thường như thế, bạn cảm thấy thế nào? Liệu có còn muốn nói chuyện tiếp nữa hay không?
5. Chiến tranh lạnh
Trong quan hệ vợ chồng, cãi nhau là vấn đề khá bình thường. Nhưng tại sao có một số cặp vợ chồng sau khi cãi nhau lại trở nên yêu thương nhau hơn, trong khi cũng cãi nhau, có gia đình lại ly tán?
Thực ra, đó là do cách sắp xếp lại sau khi mâu thuẫn có sự khác biệt. Có những đôi sau khi cãi vã thì cùng xuống nước, chuẩn bị quà hoặc chân thành xin lỗi đối phương, coi như vấn đề được giải quyết. 
Nhưng cũng lại có những đôi, sau khi ầm ầm cãi cọ thì chuyển sang chiên tranh lạnh, không ai chịu nhượng bộ, kết quả là càng chiến tranh lạnh, tình cảm càng nguội lạnh.
8 việc cần tránh trong quan hệ vợ chồng, lặp lại nhiều lần sẽ có ngày li tán - Ảnh 4.
Ảnh minh họa.
6. Muốn thay đổi đối phương
Vì yêu nên chủ động thay đổi vì bạn đời, khiến bạn đời được hạnh phúc, đó là điều rất đáng khích lệ. Nhưng lấy cớ là yêu để một mực yêu cầu đối phương phải thay đổi vì mình, thường xuyên đưa ra yêu cầu này, đòi hỏi quá nhiều mà không tôn trọng họ, điều này chỉ khiến họ cảm thấy sợ bạn mà thôi.
7. Quá gần gũi với bạn khác giới
Sau khi kết hôn, người có gia đình nên giác ngộ về cuộc hôn nhân của mình. Việc quá gần gũi với những người bạn khác giới sẽ khiến nửa kia đặt câu hỏi, nghi ngờ và không yên tâm về bạn.
8. Mỗi người ngủ một nơi
Có những cặp đôi sau khi cãi nhau liền bực tức, ngủ riêng phòng, lại có những cặp đôi vì muốn ngủ cho thoải mái nên cũng chọn ngủ riêng. Nhưng, tình cảm giữa người với người được xây dựng trên nền tảng khoảng cách, cự ly càng gần, tình cảm các thân thiết.
Khi có mâu thuẫn hay ngay cả những lúc bình thường, việc vợ chồng chung giường, chung chăn gối sẽ giúp đôi bên dễ dàng xử lý những mâu thuẫn không đáng có. Không những vậy, bạn cũng không mắc phải sai lầm tối kỵ là đẩy bạn đời ra xa mình.
Hôn nhân từ trước tới nay luôn là một đề tài nhiều màu sắc, và với gia đình nào cũng vậy, đều có chuyện để bàn. Muốn giữ lửa tình yêu, duy trì hôn nhân viên mãn, hãy tránh phạm phải những điều tối kỵ, cùng nhau vun vén, lèo lái con thuyền chung, như thế, thuyền mới có thể tiến xa hơn.

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

Bé trai bị bạn học đánh đến chết và lời cảnh tỉnh tới các bậc cha mẹ không dạy con cách chống trả







Bé trai bị bạn học đánh đến chết và lời cảnh tỉnh tới các bậc cha mẹ không dạy con cách chống trả

Do mâu thuẫn với bạn vì tranh giành tai nghe di động, Tiểu Khải đã bị 5 bạn học ở trường đánh hội đồng cho đến chết.

Tiểu Khải (14 tuổi) sống tại Cam Túc, Trung Quốc. Do mâu thuẫn với bạn học vì tranh giành tai nghe di động, Tiểu Khải đã bị 5 bạn học ở trường đánh hội đồng.
Khám nghiệm tử thi cho thấy, cậu bé bị vỡ gáy hộp sọ, hốc xương mắt trái dập nát, xương sườn trật khớp, chi dưới bầm tím. Kết luận của bác sĩ pháp y là Tiểu Khải chết do chấn thương sọ não.
Được biết, Tiểu Khải là đứa trẻ ngoan. Cậu bé đã không chống trả khi bị bạn học bắt nạt.
Bé trai bị bạn học đánh đến chết và lời cảnh tỉnh tới các bậc cha mẹ không dạy con cách chống trả - Ảnh 1.
Tiểu Khải đã bị 5 bạn học ở trường đánh hội đồng cho đến chết (Ảnh minh họa).
Sau khi bị đánh, Tiểu Khải trở về lớp và bắt đầu có biểu hiện nôn ói, rơi vào tình trạng hôn mê sâu và tử vong. Bố của Tiểu Khải đang làm việc ở nơi xa, ông không ngờ ngày đáp chuyến bay trở về nhà là ngày nhận tin con đã mất.
Mỗi lần gọi điện cho con, ông đều dặn dò: "Con hãy chăm chỉ học hành và nghe lời mẹ. Nếu con bị bạn đánh, con hãy bỏ chạy".
Có lẽ, các bậc cha mẹ dạy con bỏ chạy khi bị bạn bắt nạt vẫn là chưa đủ để giúp trẻ tự bảo vệ chính mình.
Một trường hợp khác, một bà mẹ có con đi nhà trẻ và cả nhà đều lo sợ con bị bạn bắt nạt.
Người mẹ này kể lại: "Thật đúng như tôi lo ngại, khi chồng đón con từ nhà trẻ trở về, tôi thấy đôi tay nhỏ nhắn của con chằng chịt vết xước và vết bầm tím. 
Tôi gặng hỏi con: "Con bị bạn đánh à?". Con tôi trả lời: "Bạn giành xe đồ chơi của con, con chưa kịp phản ứng thì đã bị bạn cào cấu khắp người".
Khi nhìn vẻ mặt ấm ức của con, trái tim của người làm mẹ dường như vỡ vụn.
Bé trai bị bạn học đánh đến chết và lời cảnh tỉnh tới các bậc cha mẹ không dạy con cách chống trả - Ảnh 2.
"Bạn giành xe đồ chơi của con, con chưa kịp phản ứng thì đã bị bạn cào cấu khắp người" (Ảnh minh họa)
Tôi bôi thuốc sát trùng vết thương và dạy con: "Lần sau, nếu con bị bạn đánh và bắt nạt, con có quyền phản kháng".
Con trai của tôi lý sự như một ông cụ: "Mẹ đã dạy con không nên đánh người, đánh người là trẻ hư".
Tôi xoa đầu con, dặn dò: "Con không được chủ động ra tay đánh người, nhưng nếu có người bắt nạt con, con phải cho họ biết rằng bắt nạt người khác phải trả giá đắt".
Khi dạy con nhẫn nhịn trước nạn bạo lực học đường, nghĩa là cha mẹ đang dạy trẻ dung thứ trước tội ác.
Chẳng hạn, một bản tin kể về sự việc xảy ra tại tàu điện ngầm ở Nam Kinh:
Có một người đàn ông trung niên đã đứng dậy nhường chỗ cho một người cao tuổi. 
Mọi người xung quanh chưa kịp tán thưởng hành động đẹp của người đàn ông thì ông ta bất ngờ quay sang chất vấn cậu bé 17 tuổi đang ngồi bên cạnh: "Tại sao mày không đứng dậy nhường chỗ?". 
Cậu bé chưa kịp phản ứng thì người đàn ông đã chửi bới và hung hăng đạp mạnh vào ngực cậu bé.
Từ đầu đến cuối, cậu bé 17 tuổi như con cừu ngoan ngoãn ngồi im, không đáp lời, không chống trả, mặc kệ hành động thô lỗ của người đàn ông đang xúc phạm thân thể mình.
Chúng ta thường dạy con trẻ không đánh người, phải lễ phép và khoan dung. Nhưng chúng ta đã quên dạy con rằng khi bị kẻ khác xâm phạm thân thể, con phải dũng cảm chống trả. Đó là điều con phải ghi nhớ để bảo vệ bản thân và cũng là cách sinh tồn trong thế giới này.
Không bậc cha mẹ nào mong muốn con mình biến thành "đứa trẻ hư", nhưng càng không cam tâm thấy con mình hiền lành đến mức bị người ta chà đạp sưng tím khắp cả người.
Bà Lý Mai Cẩn, chuyên gia tâm lý học hành vi tội phạm, giảng dạy tại trường đại học People's Public Security University of China, là khách mời trong một chương trình truyền hình, khi có người đặt câu hỏi: "Nếu trẻ bị bạn học đánh, bà có ủng hộ trẻ chống trả không?".
Bé trai bị bạn học đánh đến chết và lời cảnh tỉnh tới các bậc cha mẹ không dạy con cách chống trả - Ảnh 3.
Bà Lý Mai Cẩn - chuyên gia tâm lý học hành vi tội phạm.
Để trả lời câu hỏi này, bà Lý Mai Cẩn đã chia sẻ về trường hợp cháu gái của bà bị một bé trai bắt nạt tại nhà trẻ. Tình tiết của vụ này như sau:
Tại nhà trẻ, cháu gái của bà bị một bé trai cùng lớp bế lên rồi ném mạnh xuống đất. Hành động bạo lực của bé trai đã khiến bé gái sưng tím ở đầu.
Bà Lý Mai Cẩn đã khuyến khích cháu gái của mình chống trả, bằng cách: "Nếu chuyện này tái diễn, cháu chỉ cần kéo mạnh hai tai của cậu bé. Khi nó đau, nó sẽ buông cháu ra".
Khi nghe lời giải đáp của bà Lý Mai Cẩn, mọi người đã dấy lên làn sóng tranh cãi gay gắt. 
Có người nói rằng, bà Lý Mai Cẩn đang cổ xúy cháu gái sử dụng bạo lực với bạn, dùng bạo lực chống trả bạo lực sẽ biến trẻ trở thành một đứa trẻ hư.
Tuy nhiên, có người đồng tình với quan điểm của bà Lý Mai Cẩn.
Nếu trẻ không phản kháng và quen với việc bị bạn bắt nạt, trẻ sẽ mất dần khả năng phán đoán hành vi tốt xấu. Trẻ sẽ trở thành nạn nhân của kẻ xấu và luôn chịu nhiều tổn thương.
Những đứa trẻ quen thói bắt nạt bạn, sẽ tiếp tục bắt nạt bạn khác, và nhiều người sẽ trở thành nạn nhân của nó.
Chúng ta không nên đánh giá thấp hành vi xấu xa, hung hăng của trẻ nhỏ. Bởi hành vi đó nếu không được kiểm soát và uốn nắn kịp thời sẽ trở thành mối nguy của xã hội khi trẻ trưởng thành

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019

Người hay nói chuyện theo 4 kiểu này nhất định là nhân cách không tốt, không nên chơi quá thân







Người hay nói chuyện theo 4 kiểu này nhất định là nhân cách không tốt, không nên chơi quá thân

Thứ chúng ta phải xem xét trước khi muốn kết giao với ai đó chính là nhân cách, chỉ những người có phẩm chất nhân cách tốt mới đáng để kết giao và tin tưởng. Kết giao với những người nhân cách không tốt thì kết quả sau này sẽ chỉ là những rắc rối vô tận.

Muốn biết nhân cách của một người có tốt hay không, chúng ta có thể phán đoán qua cách nói chuyện của họ. Một người hay nói chuyện theo 4 kiểu sau đây, nhân cách nhất định không tốt, những người như vậy, tốt nhất tránh được bao xa thì hãy tránh.
1. Thích "dẫm" lên nỗi đau của người khác
Con người với nhau thường được kết nối bằng lời nói. Người khéo léo, nói chuyện luôn có chừng mực; người thô lỗ, thế nào cũng nói. Một người nếu biết cách nói chuyện, nhất định sẽ để ý đến cảm xúc của người khác.
Khi người khác thất vọng, họ sẽ nói điều gì đó an ủi để an ủi họ, tuyệt đối không nhắc tới chuyện vui của mình; khi người khác buồn, họ sẽ kiên nhẫn lắng nghe.
Nhưng trong thực tế, luôn có những người thích khoe khoang. Bất kể làm gì, họ đều luôn muốn tỏ ra mình hơn người khác.
Một đồng nghiệp ở công ty tôi, vì lấy được chồng giàu nên suốt ngày ở văn phòng kể lể chồng mua cho chiếc túi đắt đỏ ra sao, xe ô tô hãng gì, nhà to như thế nào. Ở văn phòng khi đó lại có rất nhiều nữ sinh vừa mới tốt nghiệp, mỗi lần nghe thấy điều đó đều cảm thấy không thoải mái.
Có thể nói, người như vậy ở bên bạn chỉ là muốn lợi dụng bạn, chứ không hề muốn đối xử thật lòng với bạn. Chỉ những người tử tế từ bên trong thì khi nói chuyện mới để ý tới cảm xúc của người khác, đây cũng là một biểu hiện của người có EQ cao.
2. Nói chuyện không có lương tâm, thế nào cũng nói
Lương tâm là là đạo đức căn bản của con người. Khi một người nói chuyện mà trong câu nói của họ không tồn tại thứ đạo đức căn bản này, có thể nói họ là người thờ ơ, lạnh lùng.
Tôi nhớ cách đây nhiều năm, khi nói về áp lực khiến học sinh phải tự tử, một người bạn cùng lớp của tôi nói rằng tự tử là tốt, nhiều người như thế, áp lực cạnh tranh lớn, bớt đi một người, bớt đi một phần áp lực. Khi đó, tôi thực sự "không còn gì để nói".
Khi tất cả mọi người cảm thấy đau buồn thương xót, thì sự thờ ơ và lạnh nhạt của cậu ta cho chúng ta thấy thế nào là ích kỷ.
Ở cùng những người như vậy, đừng bao giờ trông cậy rằng họ sẽ giúp bạn, bởi vì mặt xấu xa của họ lớn hơn lương tâm của họ rất nhiều. Một người có lương tâm sẽ không bao giờ nói ra những lời cực đoan như vậy.
3. Nói lời không giữ lấy lời
"Nhất ngôn cửu đỉnh" mới là biểu hiện của người quân tử.
Một người luôn hứa này hứa nọ nhưng cuối cùng lại chẳng bao giờ làm được, suy cho cùng không phải là người đáng tin cậy. Bởi họ chỉ là đang muốn "nịnh" bạn chứ không hề muốn thực sự giúp đỡ bạn.
Tôi đã gặp một đồng nghiệp như vậy. Cậu ta thực sự rất thông minh, nhưng lại có một tật xấu là hay trì hoãn. Lãnh đạo giao cho tôi và cậu ta một dự án.
Dự án đó lãnh đạo đang cần gấp, tôi hỏi cậu ta liệu ngày thứ 2 có thể bàn giao công việc cho tôi không, cậu ta nói được, nhưng kết quả ngày thứ 2 cậu ta lại nói rằng mình vẫn chưa xong, đáng nói là tôi chỉ cần một ngày để hoàn thành công việc, với trí tuệ của cậu ta thì việc này chẳng có gì là khó khăn cả. Kết quả, vì cậu ta mà cả đội bị mắng.
Dù bạn có giỏi tới đâu những nếu nói lời không giữ lời và còn làm ảnh hưởng đến người khác thì bạn hoàn toàn không là gì trong xã hội này cả.
Người hay nói chuyện theo 4 kiểu này nhất định là nhân cách không tốt, không nên chơi quá thân - Ảnh 2.
4. Nói xấu sau lưng người khác
Có một kiểu người "khẩu phật tâm xà", bề ngoài trông có vẻ là một tri thức, một người rất dịu dàng dễ gần nhưng lại thích nói xấu sau lưng người khác.
Kiểu người "hai mặt" này là kiểu người khiến người khác khó chịu nhất. Họ là điển hình của kiểu người "tâm cơ", thích lợi dụng, chia rẽ người khác, còn mình thì làm "ngư ông đắc lợi".
Loại người này tuyệt đối không được kết giao, bởi người chịu thiệt thòi sẽ chỉ là bạn, bạn sẽ không bao giờ biết được họ khi nào thì sẽ "đâm sau lưng" bạn. Thay vào đó hãy học cách "phản kích" một cách thích đáng, để họ biết rằng bạn không phải là người dễ bắt nạt.
Nói chung, xã giao là một môn nghệ thuật. Kết bạn với những người đồng chí hướng, nhân cách tốt, cuộc sống sẽ thuận lợi, nhưng kết bạn nhầm người sẽ chỉ khiến bạn rước họa vào thân. Đối phó với những người như vậy, cách tốt nhất là cho họ thấy bạn không phải là một người dễ "động vào" và sau đó là tránh càng xa càng tốt.

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

Chuyên gia tâm lý chỉ ra những sai lầm kinh điển của cha mẹ khiến con trở nên khó bảo và ngang ngược hơn

Chuyên gia tâm lý chỉ ra những sai lầm kinh điển của cha mẹ khiến con trở nên khó bảo và ngang ngược hơn

Có những sai lầm trong cách nuôi dạy con, làm cho con ngày càng ngang ngược và khó bảo hơn mà có thể cha mẹ chưa biết.

Nuôi dạy con cái là công cuộc gian nan mà bất cứ bà mẹ nào cũng sẽ trải qua. 
Tất cả chúng ta đều công nhận rằng không phải ai cũng nuôi dạy con đúng cách vì đây là chuyện khá khó khăn. 
Mẹ phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu những kiến thức về dạy dỗ và giáo dục con cái bởi không khi nào là đủ cho việc tìm hiểu và giáo dục con cái, trong khi con luôn biến đổi không ngừng, và cuộc sống lại muôn hình vạn trạng.
Tiến sĩ Foo Koon Hean, nhà trị liệu tâm lý và tác giả cuốn Negotiation Parenting cho hay: "Nhiều bậc cha mẹ mắc sai lầm trong cách nuôi dạy con, khiến cho trẻ có cảm giác mình là trung tâm, tỏ ra thiếu tôn trọng, thiếu kiên nhẫn, luôn đòi hỏi và cần được đáp ứng ngay lập tức". 
Vì vậy, chuyên gia Foo khuyên mẹ nên cân nhắc và đưa ra quyết định sáng suốt, tránh phạm phải những sai lầm sau đây:
Né tránh cơn giận của con
Chuyên gia tâm lý chỉ ra những sai lầm kinh điển của cha mẹ khiến con trở nên khó bảo và ngang ngược hơn - Ảnh 1.
Thay vì phớt lờ, né tránh, mẹ hãy tìm nguyên nhân và giải quyết tận gốc cơn ăn vạ của con (Ảnh minh họa).
Khi đưa con đi siêu thị, con đòi mẹ mua thanh socola, và khi mẹ nói không, con sẽ ngã lăn ra, khóc lóc và bắt đầu cơn ăn vạ kinh khủng giữa chốn đông người. 
Nếu mẹ đã từng rơi vào tình trạng này thì chắc hẳn cũng có không ít mẹ xử lý bằng cách hoặc là đáp ứng đòi hỏi của con, hoặc là phớt lờ cơn ăn vạ đó. 
Tuy nhiên đây chưa phải cách hay nhất, thậm chí việc né tránh cơn giận của con sẽ càng làm cho trẻ bức xúc hơn.
Chuyên gia cho rằng mẹ cần chỉ ra những gì sai trái trong hành vi của con. 
Trẻ sẽ tìm kiếm giới hạn trong hành vi, nhưng khi nó trở thành thói quen thì mẹ cần xem lại chính mình, cách dạy con và xử lý tình huống đã hiệu quả hay chưa. Việc cần làm là chỉ ra cái sai và cùng con khắc phục thay vì né tránh, phớt lờ.
Thỏa hiệp với sự mè nheo, rên rỉ
Trẻ nhỏ thường mè nheo và rên rỉ để đòi mẹ xem tivi, iPad hoặc muốn được đáp ứng điều gì đó. 
Và mẹ mắc sai lầm bằng cách đáp ứng sự mè nheo của trẻ kèm theo cảnh báo không có lần sau, nhưng thực tế thì mọi chuyện vẫn xảy ra.
Elaine Rose Glickman, tác giả cuốn sách nổi tiếng Your Kid's a Brat and It's All Your Fault (tạm dịch: Con hư tại mẹ) cho hay: "Để giải quyết tình huống này, thay vì thỏa hiệp và đáp ứng, mẹ có thể đưa con vào phòng và đề nghị sẽ lắng nghe khi nào con chịu nói bằng giọng bình thường nhất, không mè nheo, rên rỉ. 
Ngược lại, chính mẹ sẽ làm tổn thương con nhiều hơn bằng cách đáp ứng hành vi xấu và vô tình dạy con rằng sự rên rỉ, khóc lóc, hờn dỗi sẽ mang lại kết quả cho bản thân."
Cưng chiều thái quá, luôn ưu tiên con lên hàng đầu
Chuyên gia tâm lý chỉ ra những sai lầm kinh điển của cha mẹ khiến con trở nên khó bảo và ngang ngược hơn - Ảnh 2.
Sự cưng chiều thái quá, luôn coi con là trung tâm sẽ vô tình khiến trẻ khó bảo hơn (Ảnh minh họa).
Khi con đưa ra yêu cầu, mẹ ngay lập tức đáp ứng vì sợ con buồn, con khóc. Mẹ luôn dành mọi sự ưu tiên và sẵn sàng có mặt giúp con, điều này sẽ làm cho con thấy mình là trung tâm, tất cả mọi người đều phải chú ý vào con. 
Và một lúc nào đó, khi con không còn được ưu tiên, đáp ứng, con sẽ nảy sinh hành vi xấu.
Mẹ hãy dạy con ngay từ những việc làm nhỏ trong ngày. Ví dụ khi bố mẹ đang nói chuyện trong bữa ăn và con chen ngang đòi thêm thịt, mẹ hãy đặt tay lên người con và thông báo con sẽ có thêm thịt sau 1 phút nữa. 
Điều này giúp dạy trẻ về ý thức, ngắt lời và chen ngang khi người khác đang nói chuyện là điều không nên. Hãy dạy con biết kiềm chế mong muốn. Sự mong muốn và không được đáp ứng là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.
Không bao giờ để con buồn
Khi lớn lên, chúng ta đều biết rằng mọi thứ không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ, và sẽ có những lúc chúng ta buồn bã, thất vọng. 
Rồi sau đó chúng ta sẽ học cách đối phó, gạt đi sự buồn chán, hoặc cố gắng tạo ra sự thay đổi tích cực để mọi chuyện tốt đẹp hơn. Trẻ nhỏ thì không làm được như vậy, chúng có thể mất kiểm soát cảm xúc. 
Thay vì tìm cách giải quyết tận gốc vấn đề mỗi khi con buồn, con khóc thì nhiều cha mẹ sẽ tìm mọi cách để xoa dịu con, chỉ cần ngăn được dòng nước mắt ấy. 
Chẳng hạn nếu kem của con rơi xuống đất, mẹ nhanh chóng mua một cái khác cho con. Nếu con buồn chán, mẹ lập tức đưa đi chơi, mua sắm thêm đồ chơi.
Tất nhiên, việc làm con vui là điều mà cha mẹ nào cũng mong muốn. 
Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ đang tước đi cơ hội học cách kiểm soát cảm xúc của con. Việc mẹ cần làm là giúp con học cách chịu đựng sự thất vọng. 
Đừng cố gắng làm hoàn hảo mọi thứ, cho dù đó là thay thế một món đồ chơi bị hỏng, hay một hoạt động thay thế.
Dung túng cho sự thô lỗ của con
Chuyên gia tâm lý chỉ ra những sai lầm kinh điển của cha mẹ khiến con trở nên khó bảo và ngang ngược hơn - Ảnh 3.
Cha mẹ không nên dung túng cho con, cần có cư xử đúng mực để trẻ noi theo (Ảnh minh họa).
Trẻ nhỏ cần thể hiện sự tôn trọng và lịch sự với mọi người xung quanh, từ bố mẹ ông bà, thầy cô, bạn bè cho tới người xa lạ. 
Nhiều bố mẹ khi thấy con nói hỗn hoặc cư xử thô lỗ thì chỉ cười trừ và cho qua với suy nghĩ đó chỉ là đứa trẻ, không cần quá để ý.
Đây là một sai lầm nghiêm trọng trong cách nuôi dạy con. Trong trường hợp phát hiện trẻ có lời nói, hành vi thô lỗ, mất lịch sự thì mẹ cần kiên quyết sửa đổi cho trẻ, không được khoan dung hay bỏ qua. 
Ngay từ nhỏ, hãy dạy trẻ sự thô lỗ, thiếu tôn trọng sẽ không được chấp nhận trong gia đình để trẻ ý thức rõ hơn về lời nói cũng như hành động của mình.
Bản thân người lớn cũng cư xử không chuẩn mực
Một tác giả đã từng nói rằng: "Đừng lo lắng khi con chẳng bao giờ chịu nghe lời cha mẹ nói, nhưng hãy chú ý vì con luôn dõi theo hành động của cha mẹ." 
Và tất nhiên nếu mẹ cư xử đúng mực, tử tế với nhân viên dọn bàn thì con cũng sẽ học cách nói chuyện tử tế. 
Còn nếu mẹ nói chuyện và dùng những từ ngữ thô lỗ để kể xấu ai đó thì rất có thể con sẽ học cách chửi thề hoặc buôn chuyện về người khác trong tương lai gần.
Tất cả những gì cha mẹ nói và làm rất có thể được phản ánh trong hành vi của con. Vì vậy cha mẹ cần làm gương cho con cái đầu tiên, gieo nhân nào ắt sẽ gặt trái ấy.

Ngay từ 13 tháng tuổi, cha mẹ hãy dạy điều này để giáo dục giới tính cho con trước khi quá muộn

Ngay từ 13 tháng tuổi, cha mẹ hãy dạy điều này để giáo dục giới tính cho con trước khi quá muộn

Bắt đầu từ lúc 13 tháng tuổi, cha mẹ đã có thể bắt đầu giáo dục giới tính cho con và đừng bỏ qua điều quan trọng này.

Những từ khóa quan trọng khi bắt đầu dạy con về giới tính
Cha mẹ bắt đầu một cuộc trò chuyện về tình dục sớm và tiếp tục cuộc trò chuyện đó khi đứa trẻ lớn lên là chiến lược giáo dục giới tính tốt nhất. 
Nó giúp cho những đứa trẻ dễ dàng tiếp nhận thông tin vì chúng đã được nghe từ nhỏ. Khi nói chuyện với con về tình dục, điều quan trọng là phải giải thích mọi thứ theo cách mà con có thể hiểu, với độ tuổi và mức độ phát triển của chúng.
Với trẻ mới biết đi: 13-24 tháng
Bố mẹ hãy gọi tên tất cả các bộ phận cơ thể của trẻ trong độ tuổi này bao gồm cả bộ phận sinh dục. 
Nó cũng giúp trẻ nhỏ hiểu rằng những phần này cũng bình thường như bất kỳ phần nào khác, điều này thúc đẩy sự tự tin và hình ảnh cơ thể tích cực.
Hầu hết trẻ 2 tuổi đều nhận ra sự khác biệt giữa nam và nữ, và thường có thể nhận ra người này là con trai hay con gái. 
Chúng nên có một sự hiểu biết chung rằng việc nhận dạng giới tính không được xác định bởi bộ phận sinh dục và giới tính đó có thể được thể hiện theo những cách khác nhau.
Trẻ mới biết đi nên biết rằng cơ thể của chúng là riêng tư. Việc trẻ mới biết đi khám phá cơ thể là điều bình thường, bao gồm chạm vào bộ phận sinh dục, nhưng chúng nên hiểu khi nào và nơi nào thích hợp để làm như vậy.
Với trẻ mẫu giáo: 2-4 tuổi
Hầu hết trẻ mẫu giáo có thể hiểu được những điều cơ bản của sinh sản: tinh trùng và trứng kết hợp với nhau và em bé phát triển trong tử cung. 
Tùy thuộc vào mức độ hiểu biết và sự quan tâm của chúng, bố mẹ có thể kể cho trẻ nhỏ về câu chuyện chúng được sinh ra thế nào.
 Đừng nghĩ rằng bạn phải giáo dục mọi thứ cùng một lúc. Những đứa trẻ quan tâm đến việc mang thai và em bé hơn là hành động tình dục.
Ngay từ 13 tháng tuổi, cha mẹ hãy dạy điều này để giáo dục giới tính cho con trước khi quá muộn - Ảnh 1.
Trẻ nhỏ nên hiểu cơ thể của chúng là của riêng chúng và không ai có thể chạm vào nếu không có sự cho phép. 
Trẻ nên biết những người khác có thể chạm vào chúng theo một số cách nhưng không ai có quyền chạm vào bộ phận sinh dục ngoại trừ bố mẹ hoặc bác sĩ khám bệnh cùng bố mẹ. 
Nếu trẻ nhỏ biết cái gì phù hợp và cái gì không, nhiều khả năng đứa trẻ sẽ nói với bố mẹ nếu chúng bị lạm dụng tình dục.
Ở tuổi này, trẻ cũng nên học cách hỏi trước khi chạm vào người khác (ví dụ: ôm, cù) và nên bắt đầu tìm hiểu về ranh giới.
Dạy trẻ về sự riêng tư xung quanh các vấn đề cơ thể. Ví dụ, họ nên biết khi nào là lúc thích hợp để khỏa thân.
Trẻ nhỏ cũng nên tìm hiểu thêm về các bộ phận cơ thể và chức năng của các bộ phận. Một số trẻ ở độ tuổi này nghĩ rằng các bé gái chỉ có một lỗ mở cho phân và nước tiểu. 
Nhiều trẻ nhỏ tin rằng em bé phát triển trong bụng, cùng một nơi thức ăn của chúng đi.
Với trẻ em đến tuổi đi học: 5-8 tuổi
Trẻ em cần có một sự hiểu biết cơ bản rằng một số người là dị tính, đồng tính hoặc lưỡng tính và có một loạt các biểu hiện giới tính; giới tính không được xác định bởi bộ phận sinh dục của một người. 
Họ cũng nên biết vai trò của tình dục là gì trong các mối quan hệ.
Trẻ em nên biết về các quy ước xã hội cơ bản về quyền riêng tư, ảnh khoả thân và tôn trọng người khác trong các mối quan hệ. Hầu hết trẻ em đã bắt đầu khám phá cơ thể của chúng ở độ tuổi này. 
Chúng nên hiểu rằng nó là bình thường nhưng nên được thực hiện riêng tư.
Dạy trẻ cách sử dụng máy tính và thiết bị di động một cách an toàn. Con nên nhận thức được các quy tắc để nói chuyện với người lạ và chia sẻ ảnh trực tuyến, đồng thời phải làm gì nếu gặp phải điều gì đó khó chịu.
Ngay từ 13 tháng tuổi, cha mẹ hãy dạy điều này để giáo dục giới tính cho con trước khi quá muộn - Ảnh 2.
Trẻ em nên được dạy những điều cơ bản về tuổi dậy thì vào cuối độ tuổi này vì một số trẻ sẽ trải qua giai đoạn phát triển tuổi dậy thì trước 10 tuổi. 
Chúng không chỉ nên tìm hiểu về những thay đổi mà chúng sẽ trải qua, mà còn về những cơ thể khác nữa. Trẻ em cũng nên biết về tầm quan trọng của vệ sinh và tự chăm sóc ở tuổi dậy thì. 
Nếu bố mẹ thảo luận với con trẻ, chúng sẽ biết những thay đổi sẽ xảy ra trong giai đoạn này. Đặc biệt là trấn an trẻ rằng những thay đổi của cơ thể là bình thường và lành mạnh.
Trẻ em cần tiếp tục trau dồi sự hiểu biết về sinh sản. Điều này có thể bao gồm vai trò của quan hệ tình dục, nhưng chúng cũng nên biết rằng có những phương tiện sinh sản khác.
Với trẻ trước tuổi thiếu niên: 9-12 tuổi
Ngoài việc củng cố tất cả những điều mà trẻ đã học, trẻ vị thành niên nên được dạy về quan hệ tình dục, tránh thai an toàn, thông tin cơ bản về mang thai và nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. 
Trẻ nên biết rằng là một thiếu niên không có nghĩa là họ phải hoạt động tình dục.
Trẻ trước tuổi vị thành niên nên hiểu điều gì tạo nên mối quan hệ tích cực và điều gì tạo nên mối quan hệ xấu.
Thanh thiếu niên có kiến thức về an toàn trên internet, bao gồm bắt nạt và tình dục. Chúng nên biết những rủi ro của việc chia sẻ ảnh khỏa thân, khiêu dâm của bản thân hoặc bạn bè.
Trẻ ở tuổi này cũng nên hiểu rằng, các phương tiện truyền thông đã ảnh hưởng như thế nào đến cách mỗi người nhìn cơ thể của họ. Trẻ phải suy nghĩ nghiêm túc về cách tình dục được miêu tả trên phương tiện truyền thông. 
Điều này sẽ đánh giá được các mô tả về tình dục và điều đó là đúng hay sai, thực tế hay không và tích cực hay tiêu cực.
Ngay từ 13 tháng tuổi, cha mẹ hãy dạy điều này để giáo dục giới tính cho con trước khi quá muộn - Ảnh 3.
Với trẻ thanh thiếu niên: 13-18 tuổi
Thanh thiếu niên nên hiểu biết chi tiết hơn về kinh nguyệt và khí hư về đêm. Chúng nên biết rằng đây là điều bình thường và khỏe mạnh. 
Trẻ ở tuổi này cần biết nhiều hơn về việc mang thai cũng như các lựa chọn tránh thai khác nhau và cách sử dụng chúng để thực hành tình dục an toàn hơn.
Thanh thiếu niên nên tiếp tục tìm hiểu sự khác biệt giữa mối quan hệ lành mạnh và mối quan hệ không lành mạnh. 
Con nên được trang bị các kỹ năng và phương pháp đàm phán và từ chối để kết thúc êm đẹp một mối quan hệ.
Thanh thiếu niên rất thích riêng tư. Tuy nhiên, nếu bố mẹ nói chuyện với con sớm về tình dục, điều đó sẽ giúp con mở lòng với bố mẹ nếu chúng gặp khó khăn hoặc nguy hiểm.
Việc giáo dục giới tính cho trẻ giờ đây là một vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ mà bố mẹ cần phải lưu tâm. 
Dạy trẻ theo đúng trình tự của sự phát triển và nói với con trẻ những nội dung phù hợp với từng lứa tuổi chính là phương pháp hiệu quả nhất. Đồng thời giúp cho bố mẹ yên tâm hơn về con cái ngay cả khi trưởng thành.