Thứ Hai, 10 tháng 2, 2020

Không phải quát tháo hay đòn roi khi phạt con hư, bố mẹ hãy làm theo các chiến lược đơn giản mà hiệu quả sau đây

Không phải quát tháo hay đòn roi khi phạt con hư, bố mẹ hãy làm theo các chiến lược đơn giản mà hiệu quả sau đây

Kỷ luật một đứa trẻ không phải là sự trừng phạt mà đó chỉ đơn giản là cách cha mẹ đang cải thiện hành vi của con, để lớn lên con trở thành một người lớn ổn định về tâm lý và xã hội.

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng con hư thì phải phạt mới nên người. Điều này là hoàn toàn đúng trên cương vị làm cha mẹ. 
Tuy nhiên, dưới góc độ của các bác sĩ nhi khoa, kỷ luật một đứa trẻ không phải là sự trừng phạt mà đó chỉ đơn giản là cách cha mẹ đang cải thiện hành vi của con, để lớn lên con trở thành một người lớn ổn định về tâm lý và xã hội .
Và không thể áp dụng hình thức kỷ luật của một đứa trẻ 2 tuổi cho một bé 5 tuổi, bố mẹ phải phụ thuộc vào lứa tuổi cũng như tâm lý của con để đưa ra những chiến lược đơn giản và hiệu quả.
Dưới đây là lời khuyên các bác sĩ nhi khoa dành cho bố mẹ để dạy con về kỷ luật.
1. Trẻ từ 1 đến 2 tuổi
Không phải quát tháo hay đòn roi khi phạt con hư, bố mẹ hãy làm theo các chiến lược đơn giản mà hiệu quả sau đây - Ảnh 1.
Ở độ tuổi chập chững biết đi, con thường thích khám phá thế giới theo cách riêng của mình. Vì vậy, bố mẹ hãy để con được tự do tìm hiểu mọi thứ, chỉ cần đảm bảo con được an toàn, không gây hại cho bản thân và người khác là đủ.
Đồng thời, ở độ tuổi này, con cũng chưa thể hiểu được những cụm từ như "hết giờ chơi rồi" hay sự giải thích dài dòng của bố mẹ. 
Con cũng rất sợ bị bố mẹ la mắng hay bỏ rơi. Cách tốt nhất bố mẹ có thể làm là nếu con đang ở khu vực nguy hiểm thì bế con đến nơi an toàn và trả lời rõ ràng, ngắn gọn với con rằng "Không. Ấm nước sôi rất nóng".
Hoặc bố mẹ sẽ thu hút sự chú ý của con qua một cảnh vật hoặc một đối tượng khác. Nhưng điều cần nhất là đừng bao giờ để con có cảm giác không được yêu thương, không được bảo vệ.
2. Trẻ 2 đến 3 tuổi
Không phải quát tháo hay đòn roi khi phạt con hư, bố mẹ hãy làm theo các chiến lược đơn giản mà hiệu quả sau đây - Ảnh 2.
Khi được 2 - 3 tuổi, con đã biết tự chủ và tự khẳng định mình bằng sự khủng hoảng tuổi lên 2, lên 3. 
Điều này thường được dẫn chứng bằng sự thất vọng và cơn giận dữ kéo dài. Song, cho dù rất bực mình với con thì bố mẹ cũng không nên mặc kệ con vì cho rằng con sẽ tự kiểm soát được cảm xúc của mình hay nóng nảy mà đánh con.
Thay vào đó, hãy ôm con vào lòng, nhẹ nhàng dạy con nói về cảm xúc của mình một cách bình tĩnh và rõ ràng. Và nếu có thể, bố mẹ hãy hướng dẫn con cách xử lý nếu gặp tình huống tương tự.
3. Trẻ từ 3 đến 5 tuổi
Không phải quát tháo hay đòn roi khi phạt con hư, bố mẹ hãy làm theo các chiến lược đơn giản mà hiệu quả sau đây - Ảnh 3.
Từ 3 -5 tuổi là thời điểm con đang học mẫu giáo, con đã biết tuân thủ các quy tắc, biết phán đoán và hành xử đẹp. 
Nhưng nói như thế không có nghĩa là con sẽ hiểu những bài rao giảng của bố mẹ khi con phạm lỗi. Sự đe dọa của bố mẹ chỉ dạy cho con biết rằng các quy tắc không có ý nghĩa gì vì bố mẹ nói thôi chứ không có thực hiện.
Do đó, để kỷ luật con trong độ tuổi này, bố mẹ cần thiết lập và nhất quán thực thi các quy tắc trong gia đình. 
Đồng thời, hãy dạy con những hành vi thích hợp để ứng xử trong từng tình huống. Nếu con mất kiểm soát, hãy cho con ngồi "chiếc ghế hư" nhưng chỉ tối đa là 5 phút.

Song, điều quan trọng nhất vẫn là bố mẹ phải chỉ bảo cho con biết về hậu quả của những hành động của con gây ra. Đồng thời hãy khen ngợi mỗi khi con biết cư xử đẹp.

Bên cạnh IQ, đây là yếu tố cha mẹ cần nuôi dưỡng để quyết định thành công của con trong tương lai









Bên cạnh IQ, đây là yếu tố cha mẹ cần nuôi dưỡng để quyết định thành công của con trong tương lai

Chuyên gia tâm lý đã chỉ ra trí tuệ cảm xúc chiếm tới 80% sự thành công của mỗi người. Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho con, hãy tham khảo ngay 5 bí quyết này nhé!





Điểm số cao, sự nổi trội trong học tập , thậm chí cả những giải thưởng danh giá không phải là chỉ số chính xác để quyết định thành công của một người.
“Không có công thức hay quy luật nào để thành công trong cuộc sống. 
Nhưng phần lớn những cá nhân xuất sắc nhất thường dành nhiều thời gian của họ cho việc sáng tạo, đổi mới và học cách tư duy vượt qua những giới hạn”, Movido nhấn mạnh.
Theo Movido, trí tuệ cảm xúc được chia thành 5 yếu tố, đó là: hiểu bản thân, kiểm soát bản thân, động lực cá nhân, lòng thấu cảm và kỹ năng xã hội. 
Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho con? Dưới đây là 5 cách mà Movido gợi ý cho các bậc phụ huynh.
1. Giúp con hiểu về cảm xúc của mình
Cấp độ đầu tiên của trí tuệ cảm xúc chính là sự hiểu biết về bản thân, bao gồm cả việc nhận thức về cảm xúc. 
Trẻ em thường sẽ rất khó để diễn tả những cảm xúc mà chúng đang trải qua. Điều này dẫn đến những cơn giận giữ bất ngờ khi chúng cảm thấy bị kìm nén quá sức.
Bên cạnh IQ, đây là yếu tố cha mẹ cần nuôi dưỡng để quyết định thành công của con trong tương lai - Ảnh 1.
Là cha mẹ, bạn cần nhẹ nhàng và thấu hiểu. Thay vì bắt con phải thế này, phải thế kia, hãy để trẻ được cởi mở nói về cảm xúc của mình. 
Điều quan trọng bạn nên làm là khiến con cảm thấy an toàn và tin tưởng. Hãy luôn dạy con rằng chúng không thể lựa chọn được cảm xúc của mình, nhưng chính trẻ là người quyết định sẽ làm gì với thứ cảm xúc ấy.
2. Không giới hạn cảm xúc
Bản chất của trẻ em là bốc đồng và thường không kiểm soát được cảm xúc. 
Tuy nhiên, cha mẹ đừng giới hạn cảm xúc của trẻ, chỉ can thiệp kịp thời khi thấy con cư xử không đúng mực hoặc khi con trở nên bạo lực với chính mình và người khác.
Bên cạnh IQ, đây là yếu tố cha mẹ cần nuôi dưỡng để quyết định thành công của con trong tương lai - Ảnh 2.
(Ảnh minh họa)
Theo Movido, phương pháp “đèn giao thông” sẽ rất hữu ích trong những tình huống này. Đầu tiên bạn nhắc con dừng lại, giống như khi nhìn thấy đèn đỏ.
Tiếp đến là đèn vàng, hãy yêu cầu con nghĩ tới các giải pháp, nên làm gì và không nên làm gì. Cuối cùng là đèn xanh, cha mẹ cần hướng dẫn con chọn ra giải pháp tốt nhất.
3. Công nhận sự cố gắng của con
Yếu tố thứ ba của trí tuệ cảm xúc là tạo động lực cho bản thân. Việc công nhận những nỗ lực hơn thay vì kết quả đạt được rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của trẻ. 
Cha mẹ hãy luôn nhắc nhở con rằng sự kiên trì và chăm chỉ để đạt được mục tiêu có ý nghĩa nhiều hơn chính thành tích của con.
Bên cạnh IQ, đây là yếu tố cha mẹ cần nuôi dưỡng để quyết định thành công của con trong tương lai - Ảnh 3.

4. Dạy con sự đồng cảm
Theo Movido, trẻ em từ 2 tuổi đã có thể biết đồng cảm, mặc dù chúng có thể không hoàn toàn hiểu điều đó. 
Chẳng hạn, khi trẻ nhìn thấy bạn mình khóc, chúng cũng sẽ khóc theo vì cảm nhận được những gì bạn đang trải qua. 
Tuy nhiên, khi lớn lên, chúng nhận ra rằng những gì gây ra nỗi đau cho người khác có thể không khiến chúng cảm thấy buồn. Đây là chính là tầm quan trọng của việc cha mẹ nên dạy con sự đồng cảm.
Khi con kể về một việc xảy ra với ai đó trong trường, hãy hỏi xem nếu con là họ, con sẽ thấy như thế nào. 
Học cách thiết lập liên hệ với người khác thông qua lời nói và cử chỉ sẽ giúp trẻ trở thành người tử tế, ân cần, biết quan tâm và suy nghĩ về việc làm của mình.
Bên cạnh IQ, đây là yếu tố cha mẹ cần nuôi dưỡng để quyết định thành công của con trong tương lai - Ảnh 4.
5. Khuyến khích con trò chuyện và xây dựng các mối quan hệ
Yếu tố cuối cùng của trí tuệ cảm xúc là quản lý các mối quan hệ. Ở nhà, cha mẹ nên thường xuyên giao tiếp, trò chuyện cởi mở với con để dạy chúng cách kết nối, trao đổi thông tin cũng như có ý thức tôn trọng người khác. 
Đây là cách đơn giản mà hiệu quả giúp nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho con.
Bởi khi được tiếp xúc với nhiều ý kiến, quan điểm, trẻ sẽ trở nên linh hoạt hơn trong suy nghĩ. Từ đó, chúng dễ dàng chấp nhận và khoan dung hơn với người khác cũng như với chính bản thân mình.

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2020

Những điều trường học không dạy bạn nhưng rất cần thiết cho công việc

Trường học dạy chúng ta rất nhiều điều cần thiết cho công việc và cuộc sống nhưng kiến thức sẽ không bao giờ đủ cả, đặc biệt là những kỹ năng mềm. Bạn hãy đọc và chiêm nghiệm những điều dưới đây và bắt đầu chủ động học những điều mà bạn đang thiếu vì không có trường học nào sẽ dạy bạn những điều này cả. Các bạn sẽ thấy có một số điều mình nêu ra thoạt nhìn chả liên quan gì đến công việc hết, những điều đó là dành cho gia đình và gia đình không vui thì đố ai vào công ty mà làm việc tốt được.
Những điều trường học không dạy bạn nhưng rất cần thiết cho công việc

1. Học cách quan sát vấn đề

Rất nhiều người ngay khi bắt đầu vào học một việc hay làm một việc thường bắt đầu ngay với việc học cách làm. Tuy nhiên, trong công việc khả năng quan sát tình huống là yếu tố quan trọng để giúp chúng ta thành công hơn và làm việc hiệu quả hơn bởi vì thông qua quan sát ta biết được bản chất công việc, mục đích công viêc từ đó ta hiểu sâu hơn về công việc và làm chính xác hơn, cải tiến hơn.

2. Đừng quá đặt nặng thắng thua

Nỗ lực làm việc để thành công là rất tốt tuy nhiên nếu ta quá đặng nặng chuyện thắng thu thì sẽ bị áp lực tâm lý dẫn đến có những cách làm không hiệu quả đôi khi tiêu cực. Không ai lúc nào cũng hoàn hảo trong suốt quá trình đi làm của mình nên lỡ có những thất bại thì đó cũng là chuyện bình thường thôi, đừng quá chú trọng. Bạn cứ nỗ lực chăm chỉ làm việc và cứ để “ông trời” trả lương cho bạn. . .

3. Phân biệt thật giả

Lẽ thường, trường học sẽ không dạy chúng ta cách làm thế nào để phát hiện những dấu hiệu của một kẻ lừa đảo. Do vậy, chúng ta để mặc cho cuộc đời cứ “trôi” và đến một lúc nào đó gặp cướp thật, lúc đó chúng ta mới bừng tỉnh và bắt đầu phòng tránh. Suy nghĩ “cứ va vấp rồi biết” khiến đôi khi chúng ta phó thác mọi thứ. Thế nên hãy nhận ra rằng, cuộc đời không phải lúc nào cũng màu hồng, sẽ luôn có người xấu, người tốt. Chấp nhận điều này và bắt đầu sống chủ động!

4. Thuyết phục người khác

Ở trường học, chúng ta hiếm khi có khái niệm thuyết phục. Việc thảo luận nhóm cũng sơ sài và dường như không hề có khái niệm phát biểu ý kiến. Bạn đã từng họp nhóm mà không hề nói câu nào hoặc nói mà không ai nghe cả? Trường học không dạy bạn cách làm thế nào để thuyết phục một người, làm thế nào để mọi người lắng nghe mình và vì sao lại cần thuyết phục?
Trường học là vậy nhưng ở đời, thuyết phục là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà nếu ai may mắn sở hữu được nó, người đó sẽ có thể đánh bại được tất cả. Cho dù bạn là nhân viên hay quản lý thì kỹ năng thuyết phục cũng đưa bạn đến những thành công cao trong công việc

5. Bình tĩnh mới là bản lĩnh

Trong công việc và cuộc sống, biết nhiều hay làm được nhiều chưa hẵn là người có bản lĩnh mà bản lĩnh nằm ở chỗ khi sự cố xảy ra chúng ta có đủ năng lực và bình tĩnh mà khéo léo giải quyết nó một cách tốt nhất hay không.
Có lần tôi vừa vào làm kế toán trưởng cho một công ty thì nhận được quyết định thanh tra thuế (cho những năm trước tôi không làm), sau mấy tuần kiểm tra thì mức truy thu khoảng 10 tỷ đồng. Luật thuế Việt Nam thì có những khoản phạt cũng đúng mà không phạt cũng đúng nên tôi đã giảm được gần 1 nữa tiền truy thu chỉ bằng cách giải trình với cán bộ thuế (chỉ dẫn chứng luật, tuyệt đối không tranh luận tay đôi với thuế về luật vì họ là người làm luật rất ghét ai nói luật với mình). Chẵng hạn, với khoản chi phúc lợi và thưởng cho nhân viên mà người cũ họ không làm quyết định và không có trong hợp đồng/thỏa ước, thuế họ loại hết, sau khi giải thích với họ tôi chỉ nói tóm lại 1 câu “mấy anh chị làm không sai về chứng từ nhưng rõ ràng đây là những khoản thực chi và nó là những khoản trả cho công nhân viên, nếu anh chị loại như vậy mai mốt công ty nào dám trả thưởng cho nhân viên nữa”, đánh động đến tâm lý vì công nhân viên nên họ ok cho qua liền :-). Rồi toàn bộ phụ tùng xuất kho mình cũng bị loại hết vì người cũ làm sai phương pháp kiểm kê định kỳ thay vì kê khai thường xuyên, đành phải giải trình và năn nĩ “hàng đều thực xuất hết nhưng do cty em làm sai phương pháp, để tụi em lục lại chứng từ rồi làm sổ lại, nhưng làm lại hết chắc mất cả tháng, anh chị thương tui em thì chấp nhận khoản này giùm”, khổ nhục kế thành công luôn :-)…
Hồi còn là sinh viên, cả đám kéo nhau đi ăn lẩu, đang ăn thì cái bếp gas phựt lên cháy, cha con bỏ chạy hết trơn có mỗi mình mình đưa tay gạt cái cần lên để khỏi nổ xong vẫn đùa với bạn bè “chân tui quéo lại chạy không nỗi nên phải gạt chứ không nổ chết sao :-D”
Sự bình tĩnh rất quan trọng và cần sự luyện tập và quán chiếu mỗi ngày “cứ bình tĩnh, chuyện gì xảy ra thì cũng đã xảy ra rồi”

6. Sức khỏe tinh thần

Thật hiếm khi nghe đến “sức khỏe tinh thần” ở trường học. Bởi lẽ, chúng ta chỉ quan tâm đến hoặc được khuyên là nên quan tâm đến sức khỏe thể chất, còn tinh thần là từ quá xa vời.
Liệu bạn có hiểu được sức khỏe tinh thần là gì? Liệu bạn có đang cảm thấy áp lực về những kỳ thi, những môn học không phải là đam mê của bạn? Liệu bạn thấy tù túng? Đó chính là tinh thần của bạn đang không được khỏe.
Cuộc đời sẽ còn nhiều khó khăn và thử thách, hãy học cách bồi dưỡng tâm hồn và giữ cho tinh thần được thoải mái nhé bạn.

7. Hiểu chính mình

Trường học không dạy bạn nhìn nhận bản thân để biết điều gì mình tốt và chưa tốt? Trường học không dạy bạn cách khai phá tiềm năng của mình mà nghiễm nhiên cho rằng nếu bạn học không giỏi nghĩa là tương lai của bạn có vấn đề? Thế nên hãy chủ động nhìn nhận bản thân mình, điểm mạnh – điểm yếu của bạn là gì và khai phá nó. Chỉ có bạn mới hiểu chính bạn.

8. Cách sử dụng mạng xã hội

Trường học liệu có dạy bạn phải giữ cho Facebook của mình toàn những lời hay ý đẹp, hay chỉ liên tục cấm bạn không được sử dụng Facebook. Mà thực tế là càng cấm bạn càng không thể dứt.
Hãy biết kết nối và giữ liên lạc với bạn bè qua mạng xã hội nhưng phải nhớ, giữ cho tài khoản của mình thật “sạch”. Bởi vì, một ngày nào đó, nó có thể sẽ ảnh hưởng tới sự nghiệp của bạn.

9. Tự sơ cứu

Trong một số trường hợ khẩn cấp thì việc tự trang bị cho bạn thân những kỹ năng sống cơ bản và một chút hiểu biết về sơ cứu sẽ giúp bạn tự bảo vệ chính mình và giúp đỡ người khác. Hầu hết tất cả các công ty đều có tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu cho nhân viên theo quy định nhưng nếu công ty bạn không có thì hãy tự trang bị cho mình nhé

10. Sửa chữa nhà và các thiết bị trong nhà

Kỹ năng này đặc biệt quan trọng với những bạn là nam giới. Khi bạn trưởng thành, bạn sẽ nhận thấy mình không biết làm gì cả. Nhà bị dột hay bị hỏng hóc chỗ nào, liệu bạn đã tự sửa được chúng? Bạn có biết cách sửa một nồi cơm bị hỏng hay một chiếc quạt không quay hay chiếc máy tính bỗng không chạy, hay nữa đêm điện bị cháy cầu chì bạn có biết cách thay? Trường học không bao giờ dạy cho bạn. Tất cả những điều này bạn phải tự trang bị cho mình.

11. Quản lý thời gian

Trường học khuyến khích học sinh học chăm chỉ để cải thiện điểm số nhưng điều thực sự cần đó là sự cân bằng giữa việc học, gia đình, bạn bè và thế giới bên ngoài thì không hề được đề cập. Hãy tự học cách quản lý thời gian của bạn, biết rõ cái gì nên làm trước, cái gì nên làm sau và đừng lãng phí bất cứ điều gì cả.

12. Nấu ăn

Sinh viên bây giờ khác sinh viên ngày trước. Sinh viên bây giờ “giàu” tới mức chỉ biết ăn ngoài và đến những nhà hàng sang trọng, để đến khi lớn lên rồi mới biết tự nấu cho mình những bữa ăn ngon và sở hữu một vài món “tủ”lại quan trọng như thế nào: một công việc tốt, một người chồng tốt và những đứa con ngoan rất cần bàn tay của một bà nội trợ đảm.

13. Đối mặt với thực tế phũ phàng

Cuộc sống không công bằng. Nếu bạn càng nghĩ rằng nó tốt đẹp, bạn sẽ càng thất vọng. Đừng ảo tưởng về một màu hồng hay những câu chuyện tình học trò. Cuộc sống còn nhiều thứ buộc bạn phải chấp nhận .

14. Tiền và địa vị không phải là tất cả

Trong cuộc sống hiện đại, tiền bạc và địa vị là thứ rất quan trọng nhưng chúng tá đừng quá lệ thuộc vào chúng, đừng để tiền bạc chi phối qua nhiều cuộc sống của chúng ta. Trên đời này, có những thứ quan trọng hơn tiền rất nhiều mà tiền dù bao nhiêu cũng chẳng thể mua nổi. Hãy biết quý trọng những gì chúng ta đang có, đừng để phải hối hận về sau….
Đồng tiền không phải là tất cả nhưng không thể thiếu trong cuộc sống. Làm thể nào có thể dung hòa được việc cuộc sống gia đình với công việc bôn ba kiếm tiền ngoài đời. Có tiền chúng ta có thể mua được một căn nhà nhưng chưa chắc chúng ta mua được hạnh phúc gia đình, có tiền chúng ta có thể mua được một chiếc giường đẹp nhưng có ai dám chắc rằng chúng ta có thể có được giấc ngủ ngon trên chiếc giường xinh đẹp ấy.
Tôi đã gặp rất nhiều người sẵn lòng đánh đổi tuổi trẻ và sức khỏe để kiếm tiền và thăng tiến nhưng rồi những năm sau đó họ dùng tiền đó để vô bệnh viện tìm sức khỏe mà mua lại nhưng bệnh viện làm gì có sức khỏe mà mua, ở đó chỉ toàn là bệnh và bệnh…Tôi hy vọng những ai đang như vậy mà đọc được những dòng này thì hãy cân bằng lại trước khi quá muộn.

15. Học từ thất bại

Liệu rằng bạn có thường nghe thấy trường học nói điều này: Học từ thất bại và sửa chữa sai lầm. Trường học luôn cho bạn những kiến thức hay nhưng liệu có cho bạn những trải nghiệm về sự thất bại. Liệu bạn có biết rằng, thất bại có thể khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn?

16. Tha thứ cho người khác

“Hãy tha thứ cho người đã phá hủy bạn”. Nghe có vẻ phi thực tế và ở trường, hiếm khi bạn nghe ai đó khuyên mình như vậy. Nhưng bạn cần hiểu rằng, tha thứ là điều mà bạn cần luyện tập hàng ngày. Và nhớ, nó không dễ dàng để có được. Kiên nhẫn và học cách thấu hiểu người khác là chìa khóa để bạn rèn luyện đức tính này. Bởi vì không có ngôi trường nào dạy cho bạn điều này cả.

17. Phải biết tự bảo vệ bản thân

Trường học liệu có dạy bạn cách tự bảo vệ chính mình? Cuộc sống ngày càng phức tạp và nếu bạn quá yếu đuối hay mỏng manh, bạn có thể trở thành nạn nhân bất cứ lúc nào. Liệu bạn có biết cách phân biệt thật giả để không trở thành nạn nhận của những cuộc lừa đảo hay hạ gục kẻ xấu bằng lời nói hay bạn có biết cách dùng sức mạnh cơ thể của mình?
Hãy tự trang bị cho mình những kỹ năng sống và học cách tự bảo vệ bản thân ngay từ lúc này.

18. Mong đợi những điều không như ý muốn

Một thực tế là chúng ta thường mong muốn thành công và lấy hình mẫu của những người thành đạt làm lý tưởng sống. Thế nhưng, thế giới không phải lúc nào cũng là một hình tròn, nó luôn có những chỗ gồ ghề, nhấp nhô mà bạn không thể nào biết trước. Trường học luôn dạy bạn học giỏi sẽ có tương lai tốt hơn, nhưng không dạy bạn đừng lý tưởng hóa mọi thứ. Trường học vẽ cho bạn cách để thành công nhưng không dạy cho bạn cách để vượt qua những khó khăn và học cách chấp nhận mọi thứ.

19. Học cách suy nghĩ rõ ràng và lôgic

Với một tư duy logic và suy nghĩ rõ ràng sẽ giúp cho bạn có được một định hướng đúng đắn và rõ ràng trong sự nghiệp và có sự sắp xếp hợp lý trong các công việc bạn đang làm.

20. Quản lý thông tin

Yêu cầu gắt gao đối với bản thân mỗi người chính là biết tự quản lý thông tin của chính mình và của công ty. Có thể bạn là một người hoạt náo, thích giao lưu và sự phóng túng. Bạn thậm chí cởi mở với bất kỳ lời đề nghị tiết lộ đời tư và những thông tin nhạy cảm của công ty. Nhưng sự tiết chế nào cũng có trong bất cứ những trường hợp. Hãy kiểm soát chặt chẽ những thông tin mà bạn muốn chia sẻ với người khác hay đăng tải lên mạng xã hội. Đừng để có cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng sơ hở này thu thập tư liệu cá nhân gây bất lợp cho chính bạn.
Còn rất nhiều điều cần thiết cho công việc mà nhà trường…quên dạy chúng ta nhưng nếu bạn nắm được những điều này thì cũng đủ trang bị cho bạn một hàng trang cơ bản để đi làm rồi. Chúc bạn có được những thành công trong công việc và niềm vui trong cuộc sống gia đình.