Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Tìm bạn kết giao, hãy nhớ tránh xa 7 kiểu người này

1. Người không hiếu thuận với cha mẹ
Đến cha mẹ là người sinh thành ra họ, họ còn không đối xử tử tế thì làm sao có thể mong họ tử tế với người ngoài?
2. Người đối xử hà khắc, tệ bạc với người khác
Những người thuộc nhóm này thường có xu hướng ăn nói ngang ngược cao ngạo, thiếu suy nghĩ, trong cách đối nhân xử thế không bao giờ có khái niệm lấy tấm lòng để đáp lại tấm lòng, thay vào đó, họ thường dễ dàng khiến người khác bị tổn thương. 
Kết bạn với nhóm người này khác gì mua sự bực tức vào người?
3. Người so đo tính toán từng ly từng tí
Bất cứ việc gì cũng có thể đem ra so đo, tính toán, sợ bản thân chịu thua thiệt, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, làm bạn với những người này thực sự chẳng để làm gì.
4. Người không biết ơn
Tục ngữ có câu: Lai nhi bất vãng phi lễ dã – ý chỉ kết giao, chơi với nhau mà không thường xuyên qua lại, thăm hỏi, nhắc đến nhau, đó là biểu hiện của sự thất lễ.
Có qua có lại, anh kính tôi một tấc, tôi kính lại anh một trượng, một lần nhận ân tình, báo đáp mãi không quên, như vậy tình bạn mới bền vững.
Với những người ích kỷ, chỉ biết đòi hỏi, biết nhận mà không biết báo đáp, có chơi với ai cũng không bền.
5. Người quá giỏi nịnh bợ
Những người thuộc nhóm này thường gió chiều nào xoay chiều ấy, ham lợi mà quên nghĩa, chỉ lo lợi ích của bản thân. Đây là kiểu người nguy hiểm nhất trong đời người, tuyệt đối không nên nhẹ dạ kết giao kẻo tai họa ập xuống lúc nào không hay.
6. Người coi thường người khác
Trong cuộc sống, có thể có người giàu, kẻ nghèo, anh có thể là người quyền cao chức trọng hay chỉ là một người bình thường… nhưng tất cả đều là những con người bằng xương, bằng thịt, có lòng tự trọng và nhân cách của bản thân. Bạn có sẵn sàng kết bạn với người xem thường mình?
7. Người có tâm địa độc ác
Với những người có tâm địa độc ác, ích kỷ hẹp hòi, tốt nhất hãy tránh xa ngay từ đầu bởi kết bạn với họ chẳng khác gì kết bạn với loài lang sói.
6 kiểu người không hợp tác
1. Không hợp tác với người có dục vọng quá lớn bởi họ sẽ không nhìn thấy đóng góp của người khác mà chỉ để tâm đến sự được – mất của bản thân.
2. Không hợp tác với người không có tinh thần sẵn sàng hy sinh vì sứ mệnh bởi mục đích duy nhất của họ là kiếm tiền.
3. Không hợp tác với người không có tình người, bởi làm việc cùng nhau sẽ không vui.
4. Không hợp tác với những người có suy nghĩ, thái độ tiêu cực, bởi họ sẽ làm tiêu hao năng lượng tích cực của bạn.
Nếu kết bạn, hãy nhớ tránh xa 7 kiểu người này - Ảnh 2.
Ảnh minh họa.
5. Không hợp tác với người không có nguyên tắc sống, bởi họ sẽ cho rằng lợi ích thu được chính là nguyên tắc sống.
6. Không hợp tác với người vô ơn, vì người quên ơn chắc chắc sẽ phụ nghĩa.
5 mẫu người nên kết thâm giao
1. Hãy kết bạn với người đánh giá cao, ghi nhận bạn, trong khó khăn hoạn nạn, họ sẽ an ủi, giúp đỡ bạn.
2. Hãy kết bạn với người có tinh thần, suy nghĩ tích cực, khi bạn bị rơi vào trạng thái tâm lý xấu, chính họ sẽ vực bạn lên, cổ vũ cho bạn vượt qua giai đoạn khủng hoảng đó.
Nếu kết bạn, hãy nhớ tránh xa 7 kiểu người này - Ảnh 3.
3. Hãy kết bạn với người sẵn sàng dẫn đường cho bạn, tự nguyện làm bước đệm đưa bạn vượt qua lớp sương mù mông lung, mù mịt.
4. Hãy kết bạn với một người dám thẳng thắn phê bình bạn, lúc nào cũng nhắc nhở, giám sát bạn, để bạn phát hiện ra sai sót của bản thân.  
5. Hãy kết bạn với người đức hạnh. Người có đức hạnh có tấm lòng ôn hòa, thân thiện, kết giao với nhóm người này, tính cách, cuộc sống của bạn cũng sẽ dần trở nên tốt đẹp nhờ học hỏi được điều hay lẽ phải từ họ.

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

3 vị Tổng thống vĩ đại nhất Hoa Kỳ

Để đây và không nói gì!
-------------------------
Trong số các đời tổng thống Mỹ qua hơn 200 năm lịch sử, Abraham Lincoln, George Washington và Franklin D. Roosevelt được nhiều học giả đánh giá là có những cống hiến to lớn nhất cho nước Mỹ...
.
1. George Washington (1732-1799)
Người khai quốc và cha già của nhân dân các dân tộc Hoa Kỳ
- Ông là Tổng tư lệnh Lục quân Lục địa trong cuộc chiến đấu chống đô hộ của Thực dân Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ năm 1775–1783.

- Ông đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, được 13 tiểu bang thông qua.
- Ông được Quốc hội Mỹ chọn lựa làm Tổng thống Hoa kỳ đầu tiên, 2 nhiệm kỳ (1789–1797). Trong suốt hai nhiệm kỳ làm tổng thống, ông đã tiến hành xây dựng quốc gia hùng mạnh, giàu tài chính mà vẫn tránh được chiến tranh.

“Một khi quyền tự do ngôn luận bị tước mất, thì chúng ta trở nên câm lặng và ngu ngốc, như chú cừu đang bị dẫn đến lò mổ” – George Washington
.
Bài diễn văn chính trị từ biệt của Washington dài 32 trang viết tay gửi công chúng ngày 19/9/1796 là một trong những lời tuyên bố có ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng hòa, tinh thần Mỹ và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử chính trị Mỹ.

Thứ nhất, Washington tuyên bố không tranh cử nhiệm kỳ thứ ba.

Thứ hai, Washington cảnh báo chống lại sự ảnh hưởng của ngoại quốc trong các vấn đề đối nội và sự can thiệp của Mỹ trong các vấn đề của châu Âu. Ông khuyên Mỹ nên làm bạn và giao thương với tất cả các quốc gia nhưng cảnh báo chống lại sự can thiệp của Mỹ tại các cuộc chiến tranh tại châu Âu hay gia nhập vào các liên minh "vướng bận" dài hạn.

Thứ ba, ông cảnh báo các bè phái hay đảng chính trị có thể trở thành một mối đe dọa với nền thống nhất và kêu gọi mọi người nên vượt ra ngoài đảng phái và phục vụ lợi ích chung. Ông nói Hoa Kỳ phải tập trung chủ yếu vào những lợi ích của Mỹ. Một quan điểm gây tiếng vang trong bối cảnh chính trị phân cực sau này.
Kết thúc bài phát biểu, Tổng thống Washington đã nhận lại các sai sót trong chính quyền và xin dân chúng Mỹ lượng thứ về những khiếm khuyết của mình.

Washington là một thành viên của Giáo hội Anh giáo, đồng thời, năm 1752 Washington được thu nhận vào Hội Tam Điểm.

Tem và đồng đô la có hình ảnh Washington
.
Sinh nhật 106 năm , hài cốt của ông được đưa vào ngôi mộ được xây dựng thành phố Philadelphia. Sau khi làm lễ, cửa hầm mộ bên trong được đóng lại và chìa khóa mở ngôi mộ được quăng xuống sông Potomac.
.
2. Thomas Jefferson (1743 – 1826)

Là Tổng thống thứ ba của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 2 nhiệm kỳ từ 1801 đến 1809
Là người đưa kiến nghị của bang Virginia với Hội nghị Lục địa, được công bố trong cuốn sách nhỏ "Quan điểm tóm tắt về các quyền của nước Mỹ" đưa ông lên vị trí nhà lãnh đạo cách mạng Mỹ.

Là người được lựa chọn để viết dự thảo bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ năm 1776 (ủy ban 5 người).

Là người xây dựng bản hiến pháp và các đạo luật tự do ngôn luận, tôn giáo, báo chí... cho quê hương bang Virginia.

"Khi người dân sợ chính phủ, chúng ta có độc tài. Khi chính phủ sợ người dân, chúng ta có tự do” – Thomas Jefferson
.
Là người công bố năm 1789 tư tưởng dân chủ mà dựa vào đó Đảng Dân chủ Hoa kỳ được xây dựng.

Là người phát biểu 3 câu nói:
"- Lạy chúa! Nhân dân tôi biết quá ít về những thứ quý giá họ đang có mà không có một dân tộc nào trên thế giới được tận hưởng!
- Cái cây tự do phải được tưới theo thời gian với những giọt máu của người ái quốc và độc tài.
- Khi người dân sợ chính phủ, chúng ta có độc tài. Khi chính phủ sợ người dân, chúng ta có tự do."
.
Là một nhà canh nông có nhiều phát minh như máy cày, máy gặt đập, đồng hồ tính giờ "thi kế"...
Là kiến trúc sư vẽ kiểu nhà cho Tòa nhà Monticello, Điện Capitol ở Richmond, các tòa nhà ban đầu của Đại Học Virginia.
Là người dành những năm cuối đời thiết lập trường Đại học Virginia.
.
Trên mộ bia được ông chọn từ trước, có mang dòng chữ:
"Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Thomas Jefferson, tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, của Đạo luật Virginia về tự do tín ngưỡng, và là cha đẻ của trường Đại học Virginia".
Tem và đồng đô la có hình ảnh Thomas Jefferson
.
Ông mãi mãi là một trong 3 nhà lãnh đạo xuất sắc nhất Hoa Kỳ cùng với George Washington, Abraham Lincoln.
.
3. Abraham Lincoln (1809 – 1865)

- là Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ từ tháng 3 năm 1861 đến khi bị ám sát năm 1865.
- Ông thành công trong nỗ lực lãnh đạo đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng hiến pháp, quân sự, và đạo đức – cuộc Nội chiến Mỹ – duy trì chính quyền Liên bang, đồng thời chấm dứt chế độ nô lệ, và hiện đại hóa nền kinh tế, tài chính của đất nước.

- Lincoln công bố Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ và vận động thông qua Tu chính án thứ Mười ba nhằm bãi bỏ chế độ nô lệ, năm 1861 nhờ đó ông đã giúp cho hơn 4 triệu nô lệ được tự do.

Kết thúc chiến tranh, chủ trương một quan điểm ôn hòa nhằm tái thiết và nhanh chóng tái thống nhất đất nước thông qua chính sách hòa giải và bao dung trong một bối cảnh phân hóa đầy cay đắng với hệ quả kéo dài.

Tôi tiêu diệt kẻ thù của mình bằng cách biến họ thành bạn” – Abraham Lincoln.
.
Lincoln liên tục được cả giới học giả và công chúng xếp vào danh sách ba vị tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ.

BÀI DIỄN VĂN VĨ ĐẠI NHẤT, LÀ BẢN TUYÊN NGÔN CỦA TINH THẦN MỸ "HIẾN MÌNH CHO CÁC NGUYÊN LÝ CAO CẢ CỦA TINH THẦN DÂN TỘC, QUYỀN BÌNH ĐẲNG, TỰ DO VÀ DÂN CHỦ" & ĐƯỢC TRÍCH DẪN NHIỀU NHẤT TRONG LỊCH SỬ NƯỚC MỸ
Diễn văn Gettysburg là diễn từ nổi tiếng nhất của Tổng thống Abraham Lincoln, và là một trong những bài diễn văn được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Được đọc tại Lễ Cung hiến Nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia ở Gettysburg, tiểu bang Pennsylvania ngày 19/11/1863, trong thời Nội chiến Mỹ, bốn tháng rưỡi sau khi xảy ra mặt trận Gettysburg đẫm máu trong đó quân đội Liên bang giành chiến thắng vẻ vang.
.
"Tám mươi bảy năm trước, ông cha ta đã tạo dựng trên lục địa này một quốc gia mới, được thai nghén trong Tự do, được cung hiến cho niềm xác tín rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng.
.
Ngày nay, chúng ta đang tiến hành một cuộc nội chiến vĩ đại nhằm thử thách quốc gia này, hoặc bất kỳ quốc gia nào khác, xem có đủ quyết tâm theo đuổi lý tưởng mà đất nước ấy đã được thai nghén và cung hiến cho. Chúng ta gặp nhau ở đây, trên bãi chiến trường này. Chúng ta đến đây để cung hiến một phần của mảnh đất, nơi yên nghỉ cuối cùng của những người đã hiến dâng mạng sống mình để Tổ quốc được sống. Đó là điều chúng ta cần phải làm.
.
Song, trong một ý nghĩa lớn lao hơn, chúng ta không thể cung hiến, cũng không thể thánh hóa mảnh đất này. Những con người dũng cảm, đang sống hay đã chết, là những người từng chiến đấu ở đây, đã cung hiến nó, họ đã làm điều mà những con người yếu đuối như chúng ta không thể làm gì thêm hơn nữa. Thế giới sẽ không quan tâm, cũng chẳng nhớ đến những gì chúng ta đang nói ở đây, nhưng thế giới sẽ không bao giờ quên những gì họ đã làm tại đây.
.
Ấy là cho chúng ta, những người còn sống, cần cống hiến mình cho chính nghĩa vẫn chưa hoàn tất, mà những người từng chiến đấu ở đây đã cống hiến đời mình để sự thành công của chính nghĩa ấy mau đến.
.
Ấy là cho chúng ta, những người đang hiện diện ở đây, tiếp nhận trọng trách đang đặt trước mặt chúng ta – chúng ta tiếp nhận từ những người đã khuất hiện đang được vinh danh lòng tận tuỵ với chính nghĩa mà họ đã cống hiến bằng chính sinh mạng mình – ngay tại đây, chúng ta quyết tâm không để họ chết vô ích – đất nước này, dưới sự quan phòng của Thiên Chúa, sẽ sản sinh một nền tự do mới – và chính quyền này của dân, do dân, vì dân sẽ không lụi tàn khỏi mặt đất...
— Abraham Lincoln -
.
Tem và đồng đô la có hình ảnh Abraham Lincoln

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

KIẾN THỨC BẬC TIỂU HỌC THỜI VNCH

Bậc tiểu học thời VNCH đã có kiến thức về lịch sử nước nhà bằng những câu đố dễ nhớ,
---bài sưu tầm---
100 câu lục bát đố về lịch sử.
1. Vua nào mặt sắt đen sì?
2. Vua nào trong buổi hàn vi ở chùa?
3. Tướng nào bẻ gậy phò vua?
4. Tướng nào dùng bút đánh lừa Vương Thông?
5. Ngựa ai phun lửa đầy đồng?
6. Voi ai nhỏ lệ ở giòng Hóa Giang?
7. Kiếm ai trả lại rùa vàng?
8. Súng ai rền ở Vũ Quang thủa nào?
9. Còn ai đổi mặc hoàng bào?
10. Nữ lưu sánh với anh hào những ai?
11. Nhà thơ lên đoạn đầu đài?
12. Tướng Tàu chui ống chạy dài Bắc phương?
13. Tướng Nam chẳng thiết phong vương?
14. Rắc lông ngỗng, thiếp nghe chàng hại cha?
15. Anh hùng đại thắng Đống Đa?
16. Đông du khởi xướng bôn ba những ngày?
17. Lũy Thầy ai đắp, ai xây?
18. Hồng-Sơn Liệp-Hộ, triều Tây ẩn mình?
19. Vua Bà lừng lẫy uy danh?
20. Ấu nhi tập trận, cỏ tranh làm cờ?
21. Vua nào nguyên-súy hội thơ?
22. Hùng-Vương quốc-tổ đền thờ ở đâu?
23. Đại vương bẻ gẫy sừng trâu?
24. Rừng Lam khởi nghĩa áo nâu anh hùng?
25. Hại dân bán nước tên Cung?
26. Đục chìm thuyền địch dưới sông Bạch-Đằng?
27. Lý triều nổi tiếng cao tăng?
28. Bình-Ngô ai soạn bản văn lưu truyền?
29. Mười ba liệt sĩ thành Yên?
30. Bỏ quan treo ấn tu tiên thủa nào?
31. Ai sinh trăm trứng đồng bào?
32. Bình-Khôi chức hiệu được trao cho người?
33. Tây-Sơn có nữ tướng tài?
34. Cần-vương chống Pháp bị đầy xứ xa?
35. Tổ ngành hát bội nước ta?
36.. Khúc ngâm Chinh-Phụ ai là tác nhân?
37. Vua nào sát hại công thần?
38. Nhà văn viết truyện Tố-Tâm trữ tình?
39. Thái-Nguyên chống Pháp dấy binh?
40. Hà-Ninh tổng đốc vị thành vong thân?
41. Vua nào mở nghiệp nhà Trần?
42. Nêu gương hiếu tử diễn âm lưu truyền?
43. Công lao văn học Nguyễn-Thuyên?
44. Lừng danh duyên hải Dinh-Điền là ai?
45. Nhà thơ sông Vị, biệt tài?
46. Vua nào chống Pháp bị đầy đảo xa?
47. Ngày nào kỷ niệm Đống Đa?
48. Biên thùy tiễn biệt lời cha dặn dò?
49. Mê-Linh xây dựng cơ đồ?
50. Bến Hàm-Tử bắt quân thù xâm lăng?
51. Húy danh Hoàng-Đế Gia-Long?
52. Tướng nào hương khói Lăng-Ông thủa giờ?
53. Rồng thiêng kết nghĩa Âu-Cơ?
54.. Thánh Trần nay có bàn thờ ở đâu?
55. Đời nào có chức Lạc-Hầu?
56. Tướng Châu-Văn-Tiếp, ở đâu bỏ mình?
57. Danh nho thường gọi Trạng Trình?
58. Cha con cùng quyết hy sinh với thành?
59. Đầm Dạ-Trạch nức uy danh?
60. Sớ dâng chém nịnh không thành, từ quan?
61. Công thần vì rắn thác oan?
62. Ai mời bô lão dự bàn chiến chinh?
63. Vua nào dòng dõi Đế-Minh?
64.. Vĩnh-Long thất thủ, liều mình tiết trung?
65. Ngày nào trẩy hội Đền Hùng?
66. Ngày nào sông Hát, nhị Trưng trẫm mình?
67. Núi nào ngự trị Sơn-Tinh?
68. Sông nào ghép lại bút danh thi hào?
69. Gốc nguồn hai chữ đồng bào?
70. Bôn ba tổ chức phong trào Đông du?
71. Hùm Thiêng trấn đóng chiến khu?
72. Vua nào thành lập Hội Thơ Tao-Đàn?
73. Dẹp Thanh giữ vững giang san?
74. Thiết triều nằm lả khiến tàn nghiệp Lê?
75. Hóa-Giang giữ trọn lời thề?
76. Mười năm kháng chiến chẳng nề gian lao?
77. Móng rùa thần tặng vua nào?
78. Bình Chiêm, Dẹp Tống, Lý trào nổi danh?
79. Dâng vua sách lược “Trị-Bình”?
80. Trạng nguyên tướng xấu ví mình hoa sen?
81. Người Tàu dựng đất Hà-Tiên?
82. Họ Lương chống Pháp, Thái-Nguyên bỏ mình?
83. Quy-Nhơn thất thủ, quyên sinh?
84. Lê Triều sử ký soạn thành họ Ngô?
85. Công thần mà bị quật mồ?
86. “Vân-Tiên” tác giả lòa mù là ai?
87. Đại-Từ nổi tiếng tú tài?
88. Đem nghề in sách miệt mài dạy dân?
89. Dâng vua cải cách điều trần?
90. Sánh duyên công chúa Ngọc-Hân, vua nào?
91. Thi nhân nổi loạn họ Cao?
92. Xây thành đắp lũy, họ Đào là ai?
93. Họ Phan lãnh ấn khâm sai?
94. Phòng khuya vọng tiếng thuyền chài tương tư?
95. Đông y lừng tiếng danh sư?
96. Lời thề diệt địch trên bờ Hóa-Giang?
97. Vân-Đồn ai thắng danh vang?
98. Am mây ẩn dật chẳng màng lợi danh?
99. Mùa xuân nào phá quân Thanh?
100. Bao giờ trở lại thanh bình Việt Nam?
100 Câu Đố Lịch sử
(của Đào Hữu Dương)
Giải đáp câu đố:
1- Mai Hắc Đế, mặt sắt đen sì
2- Lý Thái Tổ thuở hàn vi ở chùa
3- Hưng Đạo bẻ gậy phò vua
4- Nguyễn Trãi dùng bút, đánh lừa Vương Thông
5- Ngựa Thánh Gióng phun lửa đầy đồng
6- Voi Hưng Đạo khóc giữa dòng Hóa Giang!
7- Kiếm Lê Lợi trả rùa vàng
8- Súng Cao Thắng nổ Vũ Quang thuở nào.
9- Lê Lai cứu chúa đổi bào
10- Hai Bà Trưng sánh anh hào ra oai!
11- Cao Bá Quát lên đoạn đầu đài
12- Thoát Hoan chui ống chạy dài bắc phương.
13- Trần Bình Trọng khinh Bắc Vương
14- Mỵ Châu, lông ngỗng rắc đường hại cha!
15- Quang Trung đại thắng Đống Đa
16- Cụ Phan sang Nhật bôn ba tháng ngày! (Phan Bội Châu lập phong trào Đông Du)
17- Đào Duy Từ đắp Lũy Thầy
18- Nguyễn Du xử thế, triều Tây ẩn mình!
19- Bà Triệu lừng lẫy uy danh
20- Đinh Bộ Lĩnh lấy cỏ tranh làm cờ
21- Thánh Tông nguyên súy Hội thơ
22- Lâm Thao Nghĩa Lĩnh đền thờ Hùng Vương
23- Sừng trâu bẻ gẫy: Phùng Hưng
24- Lê Lợi khởi nghĩa, anh hùng Lam Sơn
25- Họ Hồ phản bội cha ông
26- Yết Kiêu, Dã Tượng, thần sông Bạch Đằng!
27- Vạn Hạnh, triều Lý cao tăng
28- “Bình Ngô”… Nguyễn Trãi hùng văn lưu truyền
29- Quốc Dân Đảng, (mười ba) Liệt Sĩ thành Yên
30- Từ Thức treo ấn tu tiên (động) Bích Đào.
31- Âu Cơ (sinh) trăm trứng đồng bào
32- Bình Khôi, Trưng Nhị được trao chúc này
33- Bùi Thị Xuân, nữ tướng tài
34- Hàm Nghi chống Pháp, bị đày xứ xa.
35- Đào Tấn, tổ hát bội nước ta
36- Đặng Trần Côn với khúc ca Chinh Phụ sầu…
37- Gia Long giết hại công hầu
38- Tố Tâm Ngọc Phách xiết bao trữ tình! (Hoàng Ngọc Phách tác giả tiểu thuyết Tố Tâm)
39- Đội Cấn chống Pháp, dấy binh
40- Hoàng Diệu tổng đốc, vị thành vong thân
41- Trần Cảnh mở nghiệp nhà Trần (Trần Cảnh tức Trần Thái Tông)
42- Chuyện Hiếu Văn Phức, diễn âm lưu truyền (Lý Văn Phức, tác giả Nhị Thập Tứ Hiếu
diễn ca)
43- Chữ Nôm khai sáng, Nguyễn Thuyên
44- Công Trứ dựng nghiệp dinh điền chẳng sai!
45- Tú Xương thơ phú biệt tài
46- Duy Tân chống Phàp, bị đày đảo xa
47- Mùng Năm Tết, giỗ Đống Đa
48- Nam Quan, Nguyễn Trãi nghe cha dặn dò
49- Trưng Vương xây dựng cơ đồ
50- Quang Khải: Hàm Tử “cầm Hồ” hiên ngang (Trần Quan Khải: Đoạt sáo Chương Dương
độ. cầm Hồ Hàm Tử quan
51- Nguyễn Ánh tên huý Gia Long
52- Tướng Lê Văn Duyệt, Lăng Ông phụng thờ
53- Lạc Long kết nghĩa Âu Cơ
54- Thánh Trần, Vạn Kiếp ngai thờ tử lâu
55- Đời Hùng: Lạc Tướng , Lạc Hầu
56- Long Hồ thủy chiến, tướng Châu bỏ mình (Châu Văn Tiếp)
57- Nguyễn Bỉnh Khiêm, tức Trạng Trình
58- Tri Phương, phò mã hy sinh thủ thường (Nguyễn Tri Phương và phò mã Nguyễn Lâm)
59- Triệu Quang Phục, Dạ Trạch Vương
60- Chu thần thảo sớ chém phường nịnh gian (Chu thần tức Chu Văn An)
61- Nguyễn Trãi vì rắn thác oan
62- Nhân Tông triệu tập Diên Hồng đánh Nguyên (Trần Nhân Tông)
63- Lộc Tục dòng dõi Đế Minh (Lộc Tộc tức Kinh Dương Vương)
64- Mất thành, Thanh Giản quyên sinh cùng đường! (Cụ Phan Thanh Giản để mất thành
Vĩnh Long)
65- Mười tháng ba, Giỗ Hùng Vương
66- Tháng hai mồng sáu Nhị Trưng trầm mình
67- Tản Viên ngự trị Sơn Tinh (Tản Viên thuộc dẫy núi Ba Vì ở Hà Tây).
68- Sông Đà núi Tản bút danh thi hào
69- Trăm con một bọc : Đồng Bào
70- Phan Bội Châu khởi phong trào Đông Du
71- Hoàng Hoa Thám lập chiến khu
72- Lê Thánh Tông mở Hội Thơ Tao Đàn
73- Quang Bình giữ nước đuổi Thanh (Nguyễn Quang Bình tức Nguyễn Huệ)
74- Ngọa triều Long Đĩnh khiến tàn Tiền Lê.
75- Hoá Giang Hưng Đạo hẹn thề
76- Mười năm Lê Lợi một bề đuổi Minh
77- Thục Phán được móng rùa thiêng (Thục Phán An Dương Vương)
78- Thường Kiệt đánh Tống bình Chiêm lẫy lừng (Lý Thường Kiệt tức Ngô Tuấn)
79- Lương Đắc Bằng dâng sách “Trị Bình”
80- Đĩnh Chi tướng xấu, ví mình hoa sen (Mạc Đĩnh Chi)
81- Mạc Cửu dựng đất Hà Tiên
82- Ngọc Quyến chống Pháp, Thái Nguyên bỏ mình (Lương Ngọc Quyến)
83- Quy Nhơn, Võ Tánh hy sinh
84- Đại Việt Sử Ký, công trình họ Ngô (Ngô Sĩ Liên soạn bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đời Lê)
85- Lê Văn Duyệt bị san mồ
86- Đồ Chiểu tác giả lòa mù “Vân Tiên” (Nguyễn Đình Chiểu)
87- Đại Từ nổi tiếng Hải Thần (Nguyễn Hải Thần,hoạt
động cách mạng chống Pháp)
88- Nhữ Học in sách, ân cần dạy dân. (Lương Nhữ Học)
89- Trường Tộ, cải cách điều trần. (Nguyễn Trường Tộ, thời vua Tự Đức)
90- Vua Quang Trung sánh Ngọc Hân chung tình
91- Cao Bá Quát chống Triều Đình
92- Duy Từ đắp lũy, đào kinh bậc thầy (Đào Duy Từ)
93- Phan Kế Toại lãnh ấn Khâm Sai
94- Trương Chi tiếng hát đọa đầy Mị Nương
95- Hải Thượng y thuật danh nhân
96- Lời thề sông Hóa thánh Trần diệt Mông (Trần Hưng Đạo)
97- Khánh Dư nổi tiếng Vân Đồn (Trần Khánh Dư)
98- Trạng Trình ẩn dât chẳng còn lợi danh
99- Mùa Xuân Kỷ Dậu đuổi Thanh
100- Dân quyền, dân chủ an lành Việt Nam.

Không có văn bản thay thế tự động nào.

Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2017

CÂN BẰNG TUYỆT VỜI

CÂN BẰNG TUYỆT VỜI
(Bài hay ý nghĩa thâm sâu)
Một giáo sư kinh tế ở một trường Đại học cho biết ông chưa từng đánh trượt sinh viên nào nhưng đã từng đánh trượt cả một lớp. Lớp đó kiên quyết cho rằng một xã hội có hình thái tổ chức hoàn hảo là một xã hội không ai giàu và cũng không ai nghèo và đó là một cách cân bằng tuyệt vời.
Thế là vị giáo sư nói: “Được rồi, vậy lớp mình sẽ tiến hành một thí nghiệm về điều đó. Tất cả các điểm sẽ được tổng hợp lại và chia đều ra, mọi người sẽ nhận được điểm như nhau, vì thế không ai bị trượt và cũng không ai được A cả.”
Sau bài kiểm tra đầu tiên, mức điểm trung bình cho cả lớp là B. Những sinh viên chăm rất buồn, còn những sinh viên lười rất mừng.
Qua bài kiểm tra thứ hai, những sinh viên lười thậm chí còn lười hơn, còn những sinh viên chăm thì quyết định rằng họ cũng chỉ nên học ít thôi. Điểm trung bình cho bài lần hai là D! Không ai vui cả.
Đến bài thứ ba, điểm trung bình là F. Mức điểm không hề tăng lên, còn các cuộc cãi vã, buộc tội, nêu tên nổ ra, mọi người đều khó chịu và không ai muốn học để người khác có lợi.
Đến bài cuối cùng, tất cả đều trượt, và ai cũng ngỡ ngàng. Giáo sư đã nói với họ rằng: Thông qua kết quả những bài kiểm tra thì các bạn có thể dễ dàng thấy được rằng, kiểu gì thì kiểu xã hội mà các bạn đang mong muốn cũng khó thành hiện thực vì dù ý tưởng rất hấp dẫn nhưng khi đưa vào thực thi chẳng ai còn động lực để làm việc nữa. Không gì đơn giản hơn thế!
Cuối cùng ông tổng kết:
“Bạn không thể làm người nghèo giàu lên bằng cách khiến người giàu nghèo đi. Người không phải làm gì vẫn được hưởng trong khi người phải làm thì không được hưởng gì. Chính phủ không thể cho ai cái gì mà không lấy thứ đó từ người khác. Khi một nửa nhân dân thấy rằng họ không cần làm gì vì sẽ có nửa khác làm cho, còn nửa còn lại thì nghĩ họ làm cũng chẳng ích gì vì sẽ bị kẻ khác đoạt mất, đó chính là khởi đầu của kết thúc cho mọi xã hội !"
"Không ai có thể gia tăng sự giàu có bằng cách chia đều nó ra.”
Quan điểm của bạn thế nào???
Bài sưu tầm
Khi 8 tuổi, lên lớp 3, ta đã ý thức được điều này. Khi đó ta nghĩ trong chế độ cộng sản: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, mọi người được hưởng thụ như nhau, cộng sản là tài sản gộp lại làm của chung. Một đứa trẻ lên 8 là ta khi đó đã tự nghĩ: vậy thì chị lao công quét rác và một nhà bác học cũng như nhau, xã hội cộng sản phủ nhận vai trò cá nhân, triệt tiêu động lực phấn đấu, vậy thì cố gắng để làm gì?. Đó là suy nghĩ của ta khi vừa bước qua sinh nhật lên 8 chưa đầy 2 tháng. Ai tin thì tin, ai không tin thì thôi, ta không cần ai tin. Ôi, cả một thế hệ bị dối lừa, tiếc lắm thay!!!!!!!

Thăm Lão Tử về 3 ngày không nói, cuối cùng Khổng Tử mới thốt lên 1 câu, ngàn năm vẫn đúng!

Khổng Tử đã nói gì sau cuộc gặp gỡ vô cùng ý nghĩa với Lão Tử? Câu trả lời và cuộc đàm đạo giữa hai cao nhân, theo tôi, sau hàng ngàn năm, vẫn giữ nguyên giá trị.

Vào một ngày trong năm 538 trước công nguyên, Khổng Tử nói với đệ tử là Nam Công Kính Thúc rằng mình muốn đi bái kiến Lão Tử. Hiển nhiên, đề nghị này của Khổng Tử được Nam Công Kính Thúc đồng ý, đồng thời lập tức báo lên quốc vương của nước Lỗ.
Vua Lỗ cho phép ông đi, đồng thười bố trí cho ông một xe, 2 ngựa kéo và đoàn người tháp tùng, Nam Công Kính Thúc cũng đi cùng Khổng Tử chuyến này.
Thấy Khổng Tử vượt ngàn dặm xa xôi đến thăm mình, Lão Tử vô cùng phấn khởi.
Ông hỏi Khổng Tử rằng: "Ông đã đắc Đạo rồi chứ?"
Khổng Tử trả lời: "Tôi đã cầu suốt 27 năm nay nhưng vẫn chưa đắc Đạo."
Lão Tử nói: "Nếu như Đạo là một thứ gì đó có hữu hình và có thể mang dâng cho người khác, vậy thì người ta đã tranh nhau lấy đem dâng lên vua. Nếu như Đạo là thứ có thểm đem đi tặng cho người khác, người ta đã đem nó tặng cho người thân.
Nếu như Đạo có thể giảng giải rõ ràng, người ta sẽ đem nó giảng giải cho anh em của họ. Nếu như Đạo có thể truyền thụ cho người khác, người ta sẽ tranh nhau truyền nó cho con cái mình.
Song những điều nói ở trên đều là không thể. Nếu một người có nhận thức không chuẩn xác về Đạo, Đạo tuyệt đối sẽ không chạm được đến trái tim của anh ta."
Khổng Tử nói: "Tôi nghiên cứu ‘Thi kinh’, ‘Thư kinh’, ‘Châu lễ’, ‘Châu lạc’, ‘Dị kinh’, ‘Xuân thu’, giảng thuyết đạo lý trị quốc của các vị tiên vương, hiểu rõ con đường thành công của Chu Công, Triệu Công. Tôi đã lấy đó để hầu chuyện hơn 70 quân vương, họ đều không chọn chủ trương của tôi. Xem ra họ thật khó thuyết phục!"
Lão Tử liền đáp: "Những thứ ông nghiên cứu đều là sử cũ, từ các đời tiên vương, ông thử nói xem chúng có tác dụng gì không? Thứ mà ông đang tu hiện nay cũng là thứ đã cũ."
Sau cuộc hội thoại đầu tiên ấy, Lão Tử liền đưa Khổng Tử đi bái kiến đại phu Trường Hoành.
Trường Hoành là người rất am hiểu về lý luận âm nhạc nên đã dạy Khổng Tử về âm luật, về các lý luận âm nhạc, đưa Khổng Tử đi tham dự buổi lễ tế thần, khảo sát các địa điểm tuyên giáo… những việc này khiến Khổng Tử vô cùng cảm kích, thu nạp được nhiều điều mới lạ.
Ở lại vài ngày, ông mới xin phép cáo từ Lão Tử về nước.
Lão Tử tiễn Khổng Tử ra về, nói: "Tôi nghe nói, người phú quý lấy của cải để tặng cho người, người nhân nghĩa lấy lời nói để tặng cho người. Tôi không phải người phú quý, chẳng có của cái để tặng cho ông, nên chỉ muốn tặng ông vài lời.
Thời nay, người thông minh mà sâu sắc, gặp nạn thậm chí là họa chết người là do hay mỉa mai người khác, rước chuyện thị phi. Người giỏi biện luận lại tinh thông mọi chuyện, sở dĩ gặp họa là do quá khoa trương người khác.
Là phận con cái, đừng cho rằng mình cao hơn người, là bề tôi, đừng cho mình ở trên người, hy vọng ông nhớ thật kỹ."
Lời dặn dò của Lão Tử ý nói, tôi chẳng có gì tặng cho ông, chỉ tặng cho ông vài câu này thôi, đó là đừng phỉ báng người khác, cũng đừng khoa trương tâng bốc người khác, đừng kiêu căng, ngạo mạn.
Khổng Tử đáp lời: "Đệ tử nhất định sẽ ghi nhớ những lời này trong tâm."
Đi đến bên sông Hoàng Hà, Khổng Tử nhìn thấy sóng nước cuồn cuộn, khí thế như vạn mã đằng phi, tiếng vang như hổ gầm sấm dậy.
Ông đứng bên bờ sông thật lâu, bất giác cất lời cảm thán: "Nước sông chảy suốt đêm ngày không ngừng nghỉ, sinh mệnh con người cũng vậy, không biết nhân sinh sẽ chảy đến đâu đây."
Nghe vậy, Lão Tử liền đáp: "Con người sinh ra trên đời theo lẽ tự nhiên, chết cũng tự nhiên, sống trên đời thuận theo lẽ tự nhiên, có như vậy bản tính mới không loạn, không thuận theo tự nhiên, bận bịu chìm đắm trong nhân và nghĩa, bản tính lúc nào cũng bị gó bó, trói buộc, khó có thể thảnh thơi.
Trong đầu lúc nào cũng cánh cánh suy nghĩ về công danh, tâm vì thế mà bất an, mưu lợi trong tâm, chỉ rước thêm phiền não."
Khổng Tử liền giải thích: "Tôi vẫn lo lắng rằng, không hành đạo, không theo nhân nghĩa, nước sẽ loạn vì bất trị, ví như đời người ngắn ngủi, không thể có công với đời, không có ích cho dân thì tiếc lắm thay."
Trầm ngâm một lát, Lão Tử liền chỉ tay xuống dòng nước trên sông Hoàng Hà nói với Khổng Tử: "Tại sao ông không học đức hạnh của dòng nước kia?"
Khổng Tử hỏi lại: "Nước có đức hạnh gì?"
Lão Tử trả lời: "Trong thiên hạ, có thứ gì mềm mại hơn nước, vậy nhưng chưa chắc kẻ mạnh đã có thể thắng thế, lấy nhu thắng cương, lấy yếu thắng mạnh, đó là thứ mà ta có thể học từ nước."
Khổng Tử nghe vậy bất giác tỉnh ngộ, nói: "Lời của tiên sinh khiến tôi ngộ ra nhiều điều, khai thông bế tắc:
Nước chảy từ cao xuống thấp, uốn lượn quanh co nhưng có phương hướng nhất định. Nước giống như chính nghĩa, mãnh liệt mênh mông không bờ bến, cho dù rơi xuống vực sâu muôn trượng cũng không chút sợ hãi.
Nước mềm mỏng, nhưng không có gì không soi thấu, vạn vật nhập vào xuất ra nước mà biến thành tinh khiết tươi mới. Đó là cái thiện, là trí tuệ tối cao."
Lão Tử gật đầu, đáp: "Lần này trở về, ông nên bỏ cái ngạo khí trong lời nói và biểu cảm, trừ cái chí lớn ở dung mạo. Nếu không, người chưa thấy đã thấy tiếng, thân chưa tới mà gió đã động, phô trương khuếch đại bản thân, như hổ đi trên phố, thử hỏi ai dám dùng ông?"
Khổng Tử vô cùng cảm kích, đáp: "Lời của tiên sinh, đệ tử xin tạc ghi trong lòng, cả đời không quên. Đệ tử sẽ tuân thủ không chút chậm trễ, như cách để tạ ơn tiên sinh". Nói xong, ông cáo từ rồi cùng Nam Cung Kính Thúc lên xe về nước Lỗ.
Cuộc gặp gỡ với Lão Tử đã để lại trong Khổng Tử nhiều suy tư, bởi ông đã ngộ được rất nhiều điều mới lạ. Ảnh minh họa.
Từ khi trở về, suốt 3 ngày liền Khổng Tử không nói một lời. Tử Công lấy làm lạ lắm, mới hỏi có chuyện gì, Khổng Tử liền đáp:
"Nếu ta gặp một người có tư tưởng phóng khoáng giống như chim bay, ta có thể dùng luận điểm sắc như mũi tên, ngắm bắn chuẩn xác và chế phục người đó.
Nếu tư tưởng của đối phương như một con hươu có thể chạy, ta có thể dùng chó săn để săn đuổi đến cùng, nhất định sẽ khiến người đó phải khuất phục trước luận điểm của ta.
Nếu tư tưởng của đối phương như một con cá bơi tự do trong nước, ta sẽ dùng móc câu để bắt cho được.
Thế nhưng, nếu đối phương có suy nghĩ, tư tưởng như một con rồng, cưỡi mây đạp gió, du ngoạn ở nơi quá hư hoặc, vô ảnh vô hình không thể chạm tới, ta sẽ chẳng có cách nào bắt được.
Ta đã gặp được Lão Tử, cảnh giới tư tưởng của ông ấy chẳng khác gì con rồng quá đỗi hư không kia, ông ấy đã khiến ta nói không thành lời, lỡ mở miệng mà không thể rút lại được, khiến tâm, thần của ta bất định, không biết ông ấy rốt cuộc là người hay là thánh. Lão Tử, quả thực là thầy của ta!"
Và sau hàng ngàn năm, những tư tưởng sâu xa, thâm thúy của Lão Tử cho đến nay vẫn là những giá trị vô giá đối với hậu thế. Lời của Khổng Tử khi xưa, thật đúng lắm thay!

20 câu nói này, vận vào ai cũng có lúc đúng: Đọc và ngẫm, bạn sẽ được nhiều hơn mất!

Tôi tin rằng, những câu nói dưới đây sẽ có lúc đúng với tất cả mọi người, cho dù bạn là ai.

Thứ trẻ nhỏ mong muốn có được rất giản đơn, có đồ chơi, có đồ ăn, đó chính là cuộc sống hạnh phúc.
Còn với người lớn, thứ chúng ta mong muốn phức tạp hơn rất nhiều, khi đã có cơm ăn áo mặc, có khả năng chi trả cho đời sống tinh thần, chúng ta sẽ muốn có nhà, có xe, khi đã có rồi lại mong có nhà to hơn, xe đẹp hơn.
Đây chính là lý do vì sao người lớn rất tốn công tốn sức trong việc kiếm tìm hạnh phúc trong khi với trẻ nhỏ, việc đó lại rất dễ dàng.
Chỉ cần chúng ta yêu cầu đơn giản hơn một chút, hạnh phúc sẽ đến, dễ dàng hơn rất nhiều.  
1. Khi còn sống, con người thường hay cho rằng ngày mai còn dài, thiếu gì cơ hội để gặp gỡ nhau, nhưng thực ra, đời người là một phép trừ, gặp nhau một lần cũng là đã bớt đi một lần gặp gỡ.
2. Trong những lúc nóng nảy, giận dữ, tuyệt đối không dùng những lời lẽ cay nghiệt, tuyệt tình làm tổn thương người yêu thương chúng ta.
3. Đừng chỉ dùng cái tai đi tìm hiểu người khác.
4. Có những lúc, không có lần sau, không có cơ hội lặp lại, không có sự tạm dừng rồi lại tiếp tục. Có những lúc, bỏ lỡ hiện tại sẽ vĩnh viễn không còn cơ hội trong tương lai.
5. Dùng thái độ cam tâm tình nguyện, bạn sẽ có một cuộc sống an nhiên dù gặp phải bất cứ cảnh ngộ nào.
6. Tất cả các vấn đề suy cho cùng đều là vấn đề của bản thân.
7. Khi người ta nghèo, phải ra ngoài kiếm sống, lăn lộn mà ít có thời gian ở nhà. Giàu rồi, phải ở nhà nhiều hơn, hạn chế ở bên ngoài, đó mới là nghệ thuật sống.
8. Có những lúc, bạn rõ ràng đã tha thứ cho người đó nhưng chúng ta không thể vui lên được, đó là bởi bạn đã quên mất việc tha thứ cho bản thân mình.
9. Mỗi một người, có sinh sẽ có tử, nhưng chỉ cần chúng ta sống, chúng ta phải sống theo cách tốt nhất. Có thể không có tình yêu, không có danh hiệu nhưng không thể không có niềm vui.
10. Những thứ bản thân ta không cần đến, có tốt đến đâu cũng chỉ là rác.
11. Tuổi trẻ là tài sản, là sự giàu có lớn nhất của đời người. Mỗi chúng ta cần nhân thêm thời khắc đáng trân trọng đó, dù nghèo khó cũng không cần phải sợ hãi.
Hiểu cách bồi dưỡng bản thân, hiểu thế nào là những thứ quý giá, hiểu nên đầu tư vào đâu, hiểu nên tiết kiệm ở chỗ nào, đó là những điều quan trong nhất trong suốt cả đời người.
12. Có một ngày bạn sẽ hiểu, lương thiện sẽ khó hơn thông minh. Thông minh là thứ trời phú còn lương thiện, đó là một lựa chọn.
13. Bạn lợi hại đến mức nào không nằm ở việc bạn quen biết bao nhiêu người mà thể hiện ở lúc bạn gặp hoạn nạn, có bao nhiêu người quen biết bạn.
14. Với những việc không cần giải thích, bắt đầu từ thời khắc bạn mở miệng, bạn đã thua rồi!
15. Một khi số tiền mà cuộc sống cần đến đã đủ, hạnh phúc lớn nhất là dùng thu nhập của bạn hoàn thành giấc mơ của bạn, dang rộng đôi cánh của bạn để làm những điều mình thích. Hãy để sinh mệnh được trải nghiệm những chuyến đi khác nhau!
16. Đừng phung phí quá nhiều tiền vào việc mua sắm quần áo, mua ít đi một chút nhưng hãy đầu tư vào vài bộ thực sự "chất".
Hãy thay đổi không khí bằng việc ra ngoài dùng bữa, mời khách ăn uống. Nhưng nếu mời, hãy mời những người có lý tưởng, có suy nghĩ, nỗ lực hơn mình để học hỏi, trau dồi bản thân.
17. Phụ nữ không có sức cuốn hút mới nói đàn ông trăng hoa, đàn ông không có thực lực mới cảm thấy phụ nữ thực dụng.
18. Hãy nói một lời xin lỗi với bản thân, những năm qua, hẳn có rất nhiều người đã không học được cách yêu chính bản thân mình!  
19. Khi nghèo nhất định cần rộng rãi, giàu rồi, chớ có vung tay quá trán. Sinh mệnh đã khôi phục được sự giản đơn, đã trở nên yên bình trở lại nhưng hành thiện nhiều hơn là điều cần thiết.
20. Con người ta khi nghèo không nên tính toán chi ly, cũng không phải uốn mình nịnh nọt người khác, đó gọi là người nghèo nhưng chí không nghèo. 
Khi giàu, phải học cách đối xử với người khác tốt hơn khi người khác đối tốt với mình, phải biết nâng lên, đặt xuống, biết trân trọng nhưng cũng cần biết buông bỏ.

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Bảng tổng sắp huy chương của TTVN tại các kỳ SEA Games

cứ mỗi kỳ Seagmaes, báo chí VN đều kêu ca nước chủ nhà tạo mọi cớ từ tổ chức môn thi đấu, sắp xếp bảng, điều kiện ăn ở, làm quen sân bãi, môi trường thi đấu,... để gây bất lợi cho các nước khác, nhằm tạo lợi thế thâu tóm huy chương cho quốc gia chủ nhà. Tuy nhiên, nhìn vào bảng tổng sắp huy chương mới thấy sự gian dối của VN là như thế nào. Hãy để ý lần duy nhất VN đăng cai một kỳ Seagames (năm 2003), số HCV của VN còn nhiều  hơn tổng số HCV của quốc gia xếp thứ hai và thứ ba.
·                     11:12 01/11/2011
Trong 4 kì SEA Games gần nhất, đoàn thể thao Việt Nam đều đứng trong top 3 toàn đoàn. Chính vì vậy, đây cũng là mục tiêu mà các VĐV, ban huấn luyện và ban lãnh đạo hướng tới ở Indonesia.
SEA Games 2009 (tổ chức tại Lào)

Quốc gia
Vàng
Bạc
Đồng
Tổng
1
Thailand
86
83
97
266
2
Vietnam
83
75
57
215
3
Indonesia
43
53
74
170
4
Malaysia
40
40
59
139
5
Philippines
38
35
51
124
6
Singapore
33
30
35
98
7
Laos
33
25
52
110
8
Myanmar
12
22
37
71
9
Cambodia
3
10
27
40
10
Brunei
1
1
8
10
11
Timor-Leste
0
0
3
3

372
374
500
1246
SEA Games 2007 (tổ chức tại Thái Lan)

Quốc gia
Vàng
Bạc
Đồng
Tổng
1
Thailand
182
123
101
406
2
Malaysia
68
52
96
216
3
Vietnam
64
58
82
204
4
Indonesia
56
64
82
202
5
Singapore
43
43
41
127
6
Philippines
41
91
96
228
7
Myanmar
14
26
48
88
8
Laos
5
7
32
44
9
Cambodia
2
5
11
18
10
Brunei
1
1
4
6
11
Timor Leste
0
0
0
0

476
470
593
1539
SEA Games 2005 (tổ chức tại Phillippines)

Quốc gia
Vàng
Bạc
Đồng
Tổng
1
Philippines
113
84
94
291
2
Thailand
87
78
118
283
3
Vietnam
71
68
89
228
4
Malaysia
61
49
65
175
5
Indonesia
50
79
89
218
6
Singapore
42
32
55
129
7
Myanmar
17
34
48
99
8
Laos
3
4
12
19
9
Brunei
1
2
2
5
10
Cambodia
0
3
9
12
11
Timor-Leste
0
0
3
3
SEA Games 2003 (tổ chức tại Việt Nam)

Quốc gia
Vàng
Bạc
Đồng
Tổng
1
Vietnam
158
97
91
346
2
Thailand
89
93
98
280
3
Indonesia
56
68
98
222
4
Philippines
49
55
75
179
5
Malaysia
43
42
59
144
6
Singapore
30
33
50
113
7
Myanmar
16
43
50
109
8
Laos
1
5
15
21
9
Cambodia
1
5
11
17
10
Brunei
1
1
8
10
11
Timor-Leste
0
0
0
0
SEA Games 2001 (tổ chức tại Malaysia)

Quốc gia
Vàng
Bạc
Đồng
Tổng
1
Malaysia
111
98
86
382
2
Thailand
103
86
89
278
3
Indonesia
72
74
80
226
4
Vietnam
33
35
64
132
5
Philippines
31
65
67
163
6
Singapore
22
31
42
95
7
Myanmar
19
14
53
86
8
Laos
1
3
7
11
9
Cambodia
1
1
5
7
10
Brunei
0
5
6
11
Tổng số huy chương trong lịch sử SEA Games

Quốc gia
HCV
HCB
HCĐ
Tổng
1
Indonesia
1422
1262
1251
3934
2
Thailand
1402
1208
1193
3803
3
Philippines
802
923
1121
2846
4
Malaysia
745
722
986
2453
5
Vietnam
490
448
518
1456
6
Singapore
464
514
768
1746
7
Myanmar
233
383
543
1159
8
Laos
44
46
130
220
9
Brunei
10
35
113
157
10
Cambodia
7
25
80
112
11
Timor-Leste
0
0
6
6
MC
Theo Bưu điện Việt Nam
Theo Bưu điện Việt Nam